Mẹ hãy biết mừng khi thấy con ho và sổ mũi

Đại đa số mẹ bỉm sữa khi thấy con ho và sổ mũi đều rất lo lắng và sốt ruột. Vì sợ con mệt, sợ con ho nhiều bị viêm hô hấp, viêm phổi. Và phương án đầu tiên mà các mẹ tìm đến để chấm dứt tình trạng này chính là cho con uống thuốc. Thế nhưng mẹ có biết, chúng ta đang quá lạm dụng thuốc gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con? Thực tế, mẹ hãy biết mừng khi thấy con ho và sổ mũi.

Thuốc! Hại con vì sốt sắng

Hầu hết thuốc trị ho và sổ mũi trên thị trường thuộc nhóm kháng dị ứng (thuốc kháng Histamin). Và rất nhiều mẹ đã từng dùng những thuốc chứa các hoạt chất như Chlopheniramine, Theralen, Dexchlopheniramin, dexchlopheniramin + betamethasone. … cho con.

(Xem thêm: Có nên sử dụng thuốc kháng viêm khi trẻ bị viêm hô hấp?)

Sự thực 1: Ít hiệu quả

Viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ không phải do cơ chế dị ứng. Chất gây viêm là các interlekin (IL) chứ không phải Histamine nên các thuốc kháng dị ứng hầu như không có tác dụng, hoặc tác dụng rất ít.

Sự thực 2: Tác hại không ngờ

Khi con ho và sổ mũi mẹ đừng vội dùng thuốc
Mẹ dùng thuốc khi cứ thấy con ho, sổ mũi là vô tình hại con

Nhiều mẹ sử dụng thuốc thấy con đỡ ho và sổ mũi nhiều?

Không sai. Khi sử dụng các thuốc kháng histamin ở liều cao, bé đỡ là do những thuốc này có tác dụng kháng cholinernic, làm giảm tiết các chất nhầy đường hô hấp. Điều này khiến cho trẻ bị khô mũi, khô miệng, các chất tiết ra rồi thì cô đặc lại và ứ đọng bên trong đường hô hấp khó tống ra ngoài.

Thấy con giảm đờm, giảm mũi mẹ mừng nhưng đâu biết đó chỉ là bớt triệu chứng? Không biết rằng con đang đứng trước nguy cơ bị khô mũi, miệng, táo bón, bí tiểu, tim nhanh, v.v…

Các thuốc kháng Histamine còn có thể gây ra tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương. Trẻ nhỏ sẽ khó ngủ, trằn trọc, kích thích, la hét thậm chí co giật, giảm khả năng tập trung chú ý tiếp thu kiến thức, giảm trí nhớ.

(Xem thêm: Tắc tuyến lệ ở trẻ – Mẹ nên làm gì?)

Tại sao mẹ cần con hết ho và sổ mũi?

Đơn giản vì nhìn con thế khiến mẹ lo lắng và sốt ruột chứ không có bất kỳ lợi ích gì cho con cả.

Thế nhưng dù con có ho sùng sục. Con có mũi dãi lem luốc nhưng con vẫn tỉnh táo, khoẻ mạnh, chơi bời, nghịch ngợm, thì mẹ hãy hoàn toàn yên tâm. Đêm có dậy vài lần bế con vì ho quá, có vừa ăn xong lại nôn hết ra vì ho, thì mẹ cũng nên thấy bình thường, vì đó là điều tự nhiên.

Mẹ hãy mừng khi con được ho và sổ mũi

Ho là phản xạ tống vi trùng, dị vật, đàm nhớt ra khỏi đường hô hấp để ngăn ngừa viêm phổi, ngăn ngừa tắc nghẽn đường thở. Chứ không phải con ho nhiều quá sẽ dẫn đến viêm phổi như hầu hết mẹ vẫn nghĩ.

Có những đối tượng muốn ho mà không được. Ví dụ trẻ quá nhỏ, hoặc người già yếu vì không ho được nên vi khuẩn, vi trùng mới đi sâu vào trong gây viêm phổi và có thể dẫn tới tử vong. Tử vong vì không ho được.

Vậy làm thế nào khi con bị ho?

Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ, tuyệt đối không nên dùng bất kỳ sản phẩm thuốc nào cho trẻ dưới 6 tuổi mà không có kê đơn, bao gồm cả siro thảo dược do bị cảm lạnh. Lý do vì hiệu quả thì ít mà tác dụng phụ lại nhiều.

Mẹ nên làm gì?

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày, tuỳ theo mức độ xuất tiết mũi dịch. Việc rửa này là ủng hộ cơ thể rửa trôi vi khuẩn của cơ thể, chứ không đi ngược lại. Mẹ nhớ là rửa chứ không phải nhỏ, vì thế phải hút sạch đi. Khi giảm xuất tiết dịch cũng nên giảm rửa để tránh khô mũi.
  • Mật ong: thần dược trị ho cho trẻ, một kháng sinh tự nhiên, và gần như vô hại với trẻ trên 1 tuổi mà hiệu quả không kém gì các loại thuốc Tây mẹ hay dùng.
  • Trường hợp dùng các thuốc kháng dị ứng để điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ chỉ nên dùng các loại an toàn (nhóm kháng histamin thế hệ 2) như desloratadine , levocetirizine,… có thể dùng được cho trẻ từ 6 tháng trở lên.

(Xem thêm: Sự thật về sốt mọc răng – Quan niệm sai lầm của hầu hết các mẹ)