Hạ sốt cho con là vấn đề tất yếu mà mẹ phải biết vì nó sẽ xảy ra ở tất cả các trẻ. Nếu không biết xử lý đúng cách, dùng đúng thuốc thì sẽ gây hại cho sức khỏe của con. Và một điều bất cập hiện nay là có đến 99/100 mẹ dùng thuốc hạ sốt sai cách cho con. Vậy đó là những cách gì? Trung tâm Sức khỏe Nhi khoa sẽ giúp mẹ đưa ra câu trả lời.
Danh Mục
Nhiệt độ nào thì dùng thuốc hạ sốt?
Theo định nghĩa của Viện Sức khỏe và Thử nghiệm lâm sàng Vương quốc Anh, sốt là hiện tượng thân nhiệt trên 38 độ C (đo bằng nhiệt kế tại hậu môn), mà không phải do hoạt động quá mức gây nên. Tuy nhiên, không có nghĩa là cứ 38 độ là dùng thuốc hạ sốt. Sai lầm của các mẹ mắc phải là cứ sốt (trên 38 độ C) là dùng thuốc.
Theo hướng dẫn của HAS (Hauste Autorite De Sante) và NCBI (Trung tâm thông tin công nghệ sinh học Quốc Gia Hoa kỳ), thuốc hạ sốt không phải do nhiệt độ 38 độ là dùng, mà dùng vì giảm sự khó chịu cho trẻ (còn tất nhiên là chỉ dùng hạ sốt khi sốt mà thôi, dưới 38 độ thì kể cả trẻ có khó chịu cũng không dùng hạ sốt).
Ở Hoa kỳ và Châu Âu, các chỉ dẫn phổ biến nhất để bắt đầu điều trị sốt hạ sốt của bác sĩ nhi khoa là nhiệt độ cao hơn 38,3 độ C (101 độ F) và cải thiện sự thoải mái tổng thể của trẻ em.
Các trường hợp bắt buộc dùng hạ sốt gồm:
- Sốt cao trên 40 độ C
- Sốt và đứa trẻ tỏ ra rất khó chịu: nằm bẹp, li bì, quấy khóc om sòm, không ăn, không ngủ, nôn ói….
- Sốt và có sốc
- Sốt và có bệnh nền: bệnh tim – phổi – não bẩm sinh
- Sốt và đang ở trong các tình trạng làm gia tăng chuyển hóa: đang bị bỏng, sau phẫu thuật
- Có rối loạn nước – điện giải
- Bị chấn thương đầu
- Sau đột quỵ tim
(Xem thêm: Mẹ hãy biết mừng khi thấy con ho và sổ mũi)
Mục tiêu của việc hạ sốt là gì?
Mục tiêu của việc hạ sốt không phải là giảm thân nhiệt mà là để giảm sự khó chịu.
Nghe có vẻ phi lý nhưng:
Các nhà khoa học đã tìm ra nhiều phương pháp để làm giảm thân nhiệt của trẻ, trong đó có phương pháp tắm cồn (alcohol bath). Tuy nhiên khi áp dụng tất cả các phương pháp đó, dù thân nhiệt của trẻ giảm về nhiệt độ dưới 38 độ, trẻ vẫn vô cùng khó chịu, mệt mỏi. Và buộc phải sử dụng thuốc hạ sốt để trẻ ít bị ảnh hưởng rối loạn sinh hoạt do sốt.
Tại sao khi dùng hạ sốt trẻ lại giảm được sự khó chịu? Thuốc hạ sốt (paracetamol, ibuproden) ức chế quá trình tạo Prostaglandin chất gây ra viêm và co thắt. Đó là lý do vì sao thuốc hạ sốt giúp trẻ bớt khó chịu.
Vận dụng vào thực tế: Nếu trẻ buộc phải dùng thuốc gần sát bữa ăn, nên cho trẻ uống trước ăn trẻ sẽ ăn ngon. Thay vì hạ sốt sau đó (giữ đúng khoảng cách tối thiểu giữa các lần dùng thuốc là 4h), tương tự với trẻ trước khi đi ngủ.
Trẻ đang ngủ có nên được đánh thức để dùng thuốc hạ sốt?
80% các bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ tin rằng một đứa trẻ bị bệnh khi ngủ không nên được đánh thức chỉ để được cho thuốc hạ sốt. Vì mục tiêu là thoải mái, mà trẻ đang ngủ có thể đạt được trạng thái thoải mái, thì sao lại đánh thức để mất đi sự thoải mái đó. Tất nhiên trừ trường hợp trẻ mất nước, miệng mũi khô!
(Xem thêm: Tắc tuyến lệ ở trẻ – Mẹ nên xử lý thế nào?)
Nhiệt độ sốt có phản ánh tình trạng nghiêm trọng của bệnh?
Thực tế, nhiệt độ sốt KHÔNG PHẢN ÁNH TRUNG THỰC tình trạng nghiêm trọng của bệnh.
Ví dụ: Bệnh ban đào Roseola ở trẻ có thể khiến trẻ sốt 40 – 41 độ nhưng bệnh này nhẹ, đa số tự hết không cần điều trị . Nhưng bệnh viêm lao phổi chỉ sốt nhẹ về chiều mà nó có thể cướp đi tính mạng của bé.
Vì vậy, sốt không phản ánh trung thực mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Sốt có lợi hay có hại?
Sốt làm chậm sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn và vi rút, tăng cường sản xuất bạch cầu trung tính và sự gia tăng T-lymphocyte và hỗ trợ trong phản ứng cấp tính của cơ thể vì thế SỐT LÀ CÓ LỢI.
Tuy nhiên sốt cao quá trên 40- 41 độ C thì có thể rối loạn các hoạt động sinh lý bìnht thường của cơ thể, ví dụ như protein chứng năng bị biến tính khi nhiệt độ cao, ví dụ như đập 1 quả trứng gà trên 1 mặt đường bê tông vào chiều mùa hè 40 độ C. Lúc đó SỐT CAO QUÁ KHÔNG CÓ LỢI. Đây là quan điểm của hầu hết các bác sỹ nhi khoa. Tuy nhiên đến giờ chưa có bằng chứng xác thực về vấn đề này.
Hạ sốt sớm để giảm co giật đúng hay sai?
Theo NCBI và HAS, không có bằng chứng cho thấy giảm sốt làm giảm bệnh tật hoặc tử vong do sốt, nhấn mạnh việc sử dụng thuốc hạ sốt không ngăn ngừa co giật do sốt.
Các trường hợp ngoại lệ có thể xảy ra có thể là trẻ mắc bệnh mãn tính có thể dẫn đến dự trữ chuyển hóa giới hạn hoặc trẻ em bị bệnh nặng. Vì những trẻ này có thể không dung nạp được nhu cầu trao đổi chất tăng lên của sốt. Nên đối với những trẻ mắc các bệnh mãn tính nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để dùng thuốc hạ sốt sớm hơn.
Cuối cùng, không có bằng chứng cho thấy liệu pháp hạ nhiệt làm giảm sự tái phát của cơn co giật do sốt. Co giật do sốt cao là một tình trạng lành tính và không nguy hiểm, không để lại di chứng.
Thuốc hạ sốt có làm giảm hiệu quả của vắc xin?
Mặc dù không đủ bằng chứng, nhiều bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ khuyên nên sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen trước khi trẻ được tiêm phòng để giảm sự khó chịu liên quan đến tiêm, giảm thiểu phản ứng sốt.
Tuy nhiên, có 1 kết quả của 1 nghiên cứu gần đây gợi ý việc làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của vắc xin đối với bệnh nhận dùng thuốc hạ sôt gần đó.
(Xem thêm: Có nên sử dụng thuốc kháng viêm cho trẻ bị viêm hô hấp?)