TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHI KHOA đã có một phát hiện bất ngờ với kết quả nghiên cứu của Hiệp hội ho của Ý: Trẻ càng thiếu nước càng ho nhiều. Có lẽ rất nhiều các bậc phụ huynh đang thắc mắc tại sao lại như thế khi con mình đang bị ho kéo dài.
Danh Mục
Cơ chế dẫn đến trẻ bị ho
Những cơn ho là một phản xạ có điều kiện của cơ thể trẻ đang phản ứng lại với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, giúp loại bỏ các chất bài tiết, hạn chế việc xâm nhập của dị vật và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp. Nhưng khi trẻ ho kéo dài, các mẹ phải đặc biệt đề phòng vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ: trẻ ngủ không ngon giấc, quấy đêm, ăn kém,…Những nguyên nhân thường gặp khiến bé bị ho mà các mẹ đều biết :
Ho có thể là do một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra : như viêm amidan, virus hô hấp, ho gà, nhiễm vi khuẩn không điển hình,viêm phổi, đặc biệt cẩn trọng với lao và hen suyễn.
Trẻ ho có thể do bị nghẹt thở, không khí ô nhiễm, hít phải khói thuốc lá của người thân, chảy nước từ mũi hay khoang mũi xuống.
Ho sau khi trẻ bú, sau khi ăn, ho khi nằm (trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản).
Tại sao trẻ càng thiếu nước càng ho nhiều?
Như chúng ta đã biết,cơ thể con người nước chiếm từ 60 – 70%, điều đó chứng tỏ nước rất cần thiết đối với sức khoẻ mỗi người, thiếu nước ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể, nước giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua nước tiểu, mồ hôi. Đặc biệt, đối với trẻ nước lại càng quan trọng. Uống thiếu nước khiến trẻ bị mắc ngoài các vấn đề về thần kinh và thận,thậm chí có thể tử vong nếu mất nước nặng trong các trường hợp tiêu chảy cấp. Thiếu nước cũng là nguyên nhân gây chứng táo bón ở trẻ em, một chứng bệnh rất hay gặp. Tuy nhiên, có thể các mẹ chưa biết Theo nghiên cứu của Hội nghị AIST XII 2018 đã chỉ ra việc trẻ uống thiếu nước cũng chính là một nguyên nhân khiến trẻ bị ho. Uống thiếu nước có thể dẫn đến sự phát triển hoặc làm nặng thêm các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ho kéo dài.
Kết quả nghiên cứu của Hiệp hội ho Ý
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 39% trẻ em uống đủ nước và 61% còn lại bị mất nước: 28% bị mất nước vừa phải và 33% bị mất nước nghiêm trọng. Thông qua xét nghiệm nước tiểu và bảng câu hỏi điều tra mức độ phổ biến của các vấn đề về hô hấp cho thấy 75% trẻ em đã xuất hiện 1 cơn ho trong năm ngoái trong khi chỉ có 25% cho biết họ không bao giờ bị ho.
Nghiên cứu cho thấy 90% trẻ em bị mất nước biểu hiện ho trong năm ngoái. Đặc biệt, ho có ở 85,7% trẻ em với mất nước vừa phải và 93,1% ở những người bị mất nước nghiêm trọng.
Nguyên nhân trẻ thiếu nước là do đâu?
Với trẻ sơ sinh:
Mẹ không cho con bú đủ no và thường xuyên: theo các bác sĩ nhi khuyến cáo: trẻ nên bú từ 8-12 lần / ngày
Mẹ không cung cấp đủ nhu cầu sữa cho con bú
Trẻ bị sốt hoặc tiêu chảy dẫn đến cơ thể mất nước.
Với trẻ lớn (1 tuổi trở lên):
Trẻ chưa ý thức được việc mình thiếu nước, không có cảm giác rằng mình khát nước. Bố mẹ cần chủ động bù nước đầy đủ cho con.
Như vậy, bù nước cho con bao nhiêu là đủ?
Dược sĩ – thạc sỹ Trương Minh Đạt -Trung tâm chăm sóc sức khỏe nhi khoa đã chia sẻ cách tính lượng nước cần thiết cho bé:
Với trẻ sơ sinh:
nếu bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn sữa bột công thức pha đúng theo tỉ lệ hướng dẫn trên hộp sữa thì không cần cho trẻ uống nước, tuy nhiên nếu trẻ bị ra nhiều mồ hôi khi bị còi xương, hoặc đi ngoài phân táo bón thì cũng có thể cho trẻ uống thêm từ 100 – 200ml/ngày.
Với trẻ lớn ( 1 tuổi trở lên)
Trẻ nặng mỗi một kg được khuyến cáo tối thiểu 100 ml nước/ngày.
Ví dụ: Con bạn nặng 10 kg. Như vậy bé sẽ cần uống ít nhất 1 lít nước/ ngày, nếu trẻ uống được 600ml sữa thì chỉ cần bổ sung 400ml nước / ngày là đủ.Có thể cho bé uống nước lọc trực tiếp, hoặc nước trái cây, nước rau xanh,…Nếu trẻ ăn ngày 3 bát cơm/cháo, mỗi bữa sẽ cung cấp trung bình 150 ml nước. Vậy 3 bữa ăn đã cung cấp đủ 450 ml nước cho bé.
KHUYẾN CÁO: Lượng nước cần dưới 3 lít nước/ngày. Uống quá nhiều nước cũng có thể gây hại.Cơ thể bé phải bài tiết qua mồ hôi và nước tiểu gây hạ kali trong cơ thể dẫn đến tình trạng nôn mửa, buồn nôn và tiêu chảy.
ĐẶC BIỆT, Không được cho trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi uống nước ngọt có gas, cà phê, nước tăng lực vì sẽ gây hại cho răng của bé và không tốt cho sức khỏe.
Bù nước thế nào là đúng cách??
Nên cho trẻ uống nước mười phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn chứ không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn, vì vừa uống vừa ăn, ta sẽ nuốt món ăn chưa được nhai kỹ không tốt cho tiêu hoá và hấp thu dẫn đến đau dạy dày trẻ.
Nên cho trẻ uống nhiều lần trong ngày chứ không nên uống một lần quá nhiều. Uống thành từng ngụm nhỏ để nước thẩm thấu qua ruột vào mạch máu đi nuôi dưỡng cơ thể.
Trên đây là những chia sẻ của trung tâm chăm sóc sức khỏe nhi khoa về tình trạng thiếu nước ở trẻ nhỏ.Cha mẹ hãy ghi nhớ để chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhà mình. Luôn giữ cho cơ thể bé đủ nước để có thể phát triển khỏe mạnh các mẹ nhé!!!
TÀI LIỆU THAM KHẢO: Nguồn: Nghiên cứu về “Ho và hydrat hóa ở trẻ em” (Alessandro Zanasi, Antonio M. Morselli-Labate, Massimiliano Mazzolini, Marianna Mastroroberto, Roberto W. Dal Negro) – AIST XII 2018 Conference – NBCI
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6027558/
Xem thêm: Cách tăng sức đề kháng cho trẻ nhanh nhất chỉ bằng 7 bước đơn giản
6 “bí quyết” trị dứt điểm ho và sổ mũi cho trẻ mà không cần đến thuốc