MẤY THÁNG TRẺ BIẾT NGỒI – CÁCH TẬP NGỒI CHO TRẺ

Các cụ thường có câu “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” là chỉ các mốc phát triển kỹ năng vận động thô của trẻ. Nhưng còn một kỹ năng mà bố mẹ thường rất háo hức mong chờ đó là khi bé tập ngồi. Khi nào con bắt đầu tập ngồi, mẹ có thể làm gì để hỗ trợ con, các mẹ đọc trong bài viết bài này nhé!

Khi nào trẻ tập ngồi?

Học ngồi sẽ là chìa khóa để mở ra một thế giới vui chơi và khám phá hoàn toàn mới cho con đồng thời cũng là một trong các dấu hiệu con đã sẵn sàng cho hành trình mới mang tên ăn dặm.

Thông thường, trẻ nhỏ sẽ biết lẫy khi được 2,5 – 3 tháng tuổi và chuyển sang biết chống tay rồi tự ngồi dậy khi được 6 – 7 tháng tuổi. Tập ngồi cho trẻ cần tuân theo sự phát triển tự nhiên của trẻ và không nên ép bé học ngồi sớm trước 4 tháng tuổi tránh ảnh hưởng đến xương cột sống của trẻ.

Trẻ biết chống tay rồi tự ngồi dậy khi được 6 – 7 tháng tuổi
Trẻ biết chống tay rồi tự ngồi dậy khi được 6 – 7 tháng tuổi

Khi nào mẹ nên lo lắng về việc chậm ngồi của trẻ?

Tốc độ phát triển của mỗi em bé là khác nhau nhưng nếu đến 7 tháng tuổi trẻ chưa biết ngồi kèm theo các biểu hiện dưới đây rất có khả năng trẻ đang bị chậm phát triển thể chất và mẹ nên cho trẻ đi khám.

  • Không thể ngồi vững, phần cổ và đầu lắc lư mặc dù đã có điểm tựa hoặc được đỡ từ sau lưng.
  • Luôn cúi đầu xuống, không mấy khi ngẩng cao. Nếu đưa đồ chơi, trẻ ít khi với tay lấy hoặc không thể cầm nắm.
  • Sau khi đạt được một mốc tiến bộ nhưng 2, 3 tháng sau trẻ vẫn không thay đổi, không có dấu hiệu tập ngồi. Đặc biệt, nếu trẻ chậm ngồi đi kèm các vấn đề khác như thị giác trẻ gặp vấn đề, kỹ năng giao tiếp, vận động gặp khó khăn,…
  • Ngoài ra, nếu mẹ nhận thấy bé không thể ngồi do hệ cơ của bé não, không đủ cứng cáp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm ngồi ở trẻ như trẻ thiếu canxi ngay từ trong bụng mẹ, chế độ dinh dưỡng bé thiếu canxi, sự biến đổi cột mốc phát triển hoặc do cân nặng của trẻ. 

Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế Thế giới WHO, từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ canxi với liều lượng từ 1000 – 1200mg/ ngày. Ngoài ra, từ 6 tháng, trẻ có thể bổ sung canxi định kỳ 3-4 đợt/năm, mỗi đợt khoảng 2 tháng. Nếu không đáp ứng đủ lượng canxi theo nhu cầu phát triển, trẻ có nguy cơ cao bị còi xương, chậm phát triển thể chất; chậm lẫy, chậm ngồi, chậm biết bò biết đi,… Bên cạnh đó, sức đề kháng của trẻ kém, dễ ra mồ hôi trộm, giật mình, khóc đêm và có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, kém hấp thu ở trẻ.

Cách tập ngồi cho trẻ

Mẹ có thể luyện cho bé tập ngồi bằng những cách sau:

  • Tập cho bé nằm sấp

Giữ đầu ổn định rất quan trọng để bé có tư thế ngồi đúng. Trước giai đoạn tập ngồi, mẹ nên rèn luyện cho bé kỹ năng lẫy ngẩng cao đầu để giúp bé tăng cường cơ bắp và phát triển sự kiểm soát đầu khi ngồi.

Trước giai đoạn tập ngồi, mẹ nên rèn luyện cho bé kỹ năng lẫy ngẩng cao đầu
Trước giai đoạn tập ngồi, mẹ nên rèn luyện cho bé kỹ năng lẫy ngẩng cao đầu

Mẹ có thể đặt bé lên bụng mình hoặc dùng đồ chơi có nhiều màu sắc, phát nhạc để khuyến khích bé ngẩng đầu nhìn lên trên, sang trái, sang phải. Lặp lại động tác này nhiều lần.

  • Tăng cường sức mạnh các cơ:

Để bé nhanh biết ngồi, mẹ cần tăng cường sức mạnh của các cơ bằng các bài tập mát xa đơn giản, bài tập đạp xe hay những trò chơi như bò, lăn, nằm sấp,… Khuyến khích bé luyện tập càng nhiều càng tốt để học ngồi dễ hơn.

  • Bế bé theo tư thế ngồi tựa vào mẹ:

Từ tháng thứ 4 trở đi khi con đã cứng cổ, mẹ có thể bắt đầu dạy bé ngồi bằng cách cho bé tựa vào người mẹ. Chú ý đừng để lưng bé bị vẹo, cong khi ngồi. Trong khi ngồi, mẹ có thể cùng bé đọc sách, nghe nhạc hoặc thử chơi các trò chơi vận động chẳng hạn như xếp gỗ. Bài tập này sẽ giúp bé làm quen với tư thế ngồi, đồng thời tăng cường sức mạnh cơ lưng.

  • Massage chân tay cho bé thường xuyên

Bố mẹ có thể tham khảo các bài massage chân tay cho bé như co duỗi chân tay của trẻ liên tục từ 3 đến 5 lần/ngày để hỗ trợ tăng cường lượng máu lên chân tay đồng thời kích thích phản xạ gân cốt của trẻ, tăng sức co bóp ở chân, hạn chế tình trạng chậm ngồi ở bé.

Trước giai đoạn tập ngồi, mẹ nên rèn luyện cho bé kỹ năng lẫy ngẩng cao đầu
Trước giai đoạn tập ngồi, mẹ nên rèn luyện cho bé kỹ năng lẫy ngẩng cao đầu

Khi bé có dấu hiệu muốn ngồi, mẹ đỡ đầu và nâng ngực bé để bé dần làm quen với các tư thế, kiểm soát đầu. Sẽ mất một khoảng thời gian từ 2 tuần đến 2 tháng (tùy từng bé) để làm quen với kỹ năng mới này.

Khi bé đã có thể ngồi được, mẹ đặt các món đồ chơi sáng màu bắt mắt hoặc mở những bài hát vui nhộn để gây sự chú ý. Lúc này, bé sẽ bật ngồi dậy và sử dụng 2 tay chống xuống với mong muốn được đến gần đồ chơi hơn. Nhờ đó, các cử động khớp tay, cổ, đầu và các bộ phận cơ thể cũng thích nghi nhanh hơn.

Những lưu ý quan trọng khi tập ngồi cho bé

  • Luôn quan sát và đỡ bé ngay khi bé có dấu hiệu sắp ngã. Hãy chắc chắn rằng, con luôn nằm trong tầm quan sát của mẹ.
  • Đảm bảo khu vực xung quanh được an toàn, tránh các mối ng.uy hiểm như ổ điện, dao kéo, vật liệu độc hại, đồ chơi thức ăn quá nhỏ… vì con có thể với tay ra để chạm vào chúng.
  • Bé mới tập ngồi sẽ dễ dàng mệt mỏi, mẹ chỉ nên cho bé làm quen trong thời gian ngắn từ 2-3 phút rồi tăng dần thời gian lên 5 phút, 10 phút… Khi thấy bé quấy khóc hoặc tỏ ra khó chịu, mẹ hãy tạm dừng để bé nghỉ ngơi.

Tập ngồi là cột mốc phát triển thể chất quan trọng của trẻ. Mẹ cần lưu ý theo dõi sát sao và ghi chép cẩn thận các mốc tập lẫy, tập bò, tập ngồi, tập đi…của bé và thảo luận với bác sĩ mỗi khi kiểm tra sức khỏe hoặc kỳ tiêm nhé.

Xem thêm:

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu canxi?

Trẻ chậm biết ngồi có sao không?