Trẻ hay bị viêm tai giữa tái đi tái lại nguyên nhân do đâu? Chắc hẳn các mẹ có con bị viêm tai giữa rất thắc mắc cũng như chưa giải quyết được nó. Có thể mẹ không biết, cơ thể trẻ non yếu cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ hay bị viêm tai giữa tái đi tái lại. Vì thế hôm nay Trung tâm chăm sóc sức khỏe nhi khoa mách mẹ cách tăng đề kháng cho trẻ viêm tai giữa.
Danh Mục
Phân biệt viêm tai giữa
Viêm tai giữa là hiện tượng nhiễm trùng ở tai giữa:
- Viêm tai giữa cấp tính: nhiễm trùng cấp xảy ra trong tai giữa
- Viêm tai giữa tiết dịch: sự hiện diện của dịch không phải mủ trong tai giữa
- Viêm tai giữa sinh mủ mạn tính: là bệnh viêm tai giữa kéo dài hơn hai tuần và tình trạng này phải gây ra nhiều đợt chảy mủ ra lỗ tai
Mẹ có biết?
Theo bài giảng viêm tai giữa của PGS.TS Lâm Huyền Trân :
- Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi ( thường 6- 12 tháng)
- 50% trẻ dưới 1 tuổi ít nhất 1 lần viêm tai giữa
- 1/3 trẻ 3 tuổi có > 3 lần bị viêm tai giữa
- 90% trẻ 6 tuổi có ít nhất 1 lần viêm tai giữa
- Bệnh thường xảy ra mùa đông.
Tại sao trẻ nhỏ hay bị viêm tai giữa?
- Trẻ em hay bị viêm mũi họng, vi khuẩn sẽ từ các ổ viêm này lan lên tai gây nên viêm tai giữa.
- Ở trẻ em, vòi nhĩ ( nối hòm tai và họng mũi) ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi trùng và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa.
- Hệ thống niêm mạc đường hô hấp ở trẻ em rất nhạy cảm, rất dễ xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai gây viêm tai giữa.
Dấu hiệu giúp mẹ phát hiện trẻ viêm tai giữa sớm nhất
- Trẻ sốt, thường là sốt cao 39-40oC, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật…
- Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.
- Có mủ/ dịch chảy ra từ ống tai.
- Rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.
Nếu trẻ hay đưa tay lên ngoáy tai kèm quấy khóc, trong khi mũi hoặc họng bé bị viêm thì mẹ nên chú ý có thể bé bị viêm tai giữa. Tất cả các trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân, những trẻ nhỏ bị tiêu chảy và nôn… đều phải được khám kỹ để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp.
Viêm tai giữa tái đi tái lại nguyên nhân do đâu?
Bác sĩ Nhi lý giải 6 lý do vì sao trẻ viêm tai giữa tái đi tái lại
- Điều trị không đúng, chữa không dứt điểm
- Bệnh viêm tai giữa cấp phát hiện càng sớm thì điều trị càng dễ dàng và ít để lại biến chứng mạn tính.
- Viêm tai giữa tái phát do không điều trị triệt để bệnh đường hô hấp.
- Trẻ bị các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm mũi có thể phát sinh viêm tai giữa. Điều trị các bệnh viêm mũi họng không đúng cách là nguyên nhân thúc đẩy bệnh ở trẻ.
- Sức đề kháng trẻ yếu.
- Sức đề kháng yếu là nguyên nhân chung khiến bệnh tật tái phát. Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển,viêm tai giữa dễ dàng xâm nhập lại gây bệnh cho cơ thể. Vì thế cần phải tăng đề kháng cho trẻ viêm tai giữa.
Cách điều trị nhanh nhất cho trẻ bị viêm tai giữa
Khi bé có biểu hiện sốt cao 39-40oC, mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Liều paracetamol mỗi lần dùng cho mọi lứa tuổi của trẻ là 10-15mg/kg và cách 6-8 giờ dùng một lần, tức trong ngày dùng 3-4 lần.
Vệ sinh sạch sẽ cho tai: lấy ráy tai, rửa tai. Bác sĩ có thể sử dụng một ống tiêm để nhẹ nhàng lấp đầy ống tai bằng nước ấm và lấy ráy tai ra ngoài. Các mẹ không nên tự ý lấy cho con dễ gây thêm tổn thương cho tai trẻ.
Các kháng sinh thường được dùng cho trẻ viêm tai giữa cấp là : Amoxicillin, azithromycin, các cephalosporin thế hệ I,II, III phổ biến nhất là augmentin. Trường hợp trẻ bị nhiễm trùng nặng cần phải sử dụng kết hợp kháng sinh thuộc 2 nhóm penicillin và macrolid. Thời gian điều trị dứt điểm viêm tai giữa cho trẻ từ 10- 15 ngày. Trong mọi trường hợp các mẹ không tự ý cho con dùng thuốc mà phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Làm cách nào để tăng đề kháng cho trẻ viêm tai giữa?
- Mẹ cần vệ sinh tai mũi họng cho bé hằng ngày : rửa mũi bằng nước muối sinh lý, bé lớn hơn có thể hướng dẫn trẻ xúc họng nước muối mỗi sáng thức dậy.
- Cho bé bú sữa mẹ: sữa mẹ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng như giúp hệ miễn dịch của trẻ tốt lên.
- Mẹ không nên cho bé đi mẫu giáo quá sớm trước 1 tuổi vì môi trường bên ngoài tạo điều kiện cho trẻ dễ nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
- Hạn chế cho trẻ quấy khóc nhiều, khi đó tăng tiết dịch mũi họng đọng lại nhiều là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm tai giữa.
Ngoài ra ,mẹ đừng quên bổ sung vitamin tổng hợp và men vi sinh để tăng cường đề kháng cho trẻ viêm tai giữa.
Xem thêm:
Công thức có một không hai từ Anh quốc giúp vitamin Zeambi tăng đề kháng cho bé chỉ 30 ngày
Cách chọn men vi sinh tốt cho trẻ chỉ bằng 3 tiêu chí đơn giản
Mẹ cho ăn gì để tăng đề kháng cho trẻ viêm tai giữa?
- Gan bò, cà rốt hoặc cà tím xào mềm có thể bổ sung vitamin A cho cơ thể, đồng thời làm tăng cường thính lực cũng như giúp bảo vệ lớp niêm mạc lót bên trong loa tai.
- Bổ sung các loại cá biển, rong biển để có thể cung cấp iốt cho cơ thể, và làm tăng tiến trình hồi phục bệnh.
- Ăn thêm lạc luộc để tăng cường các khoáng tố kẽm
- Tăng cường rau xanh để bổ sung chất xơ, đồng thời hạn chế nguy cơ bị ù tai
Bé kém ăn mẹ tăng đề kháng cho trẻ viêm tai giữa bằng cách nào?
Biếng ăn là một hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do rối loạn tiêu hoá, thiếu vi chất, sai phương pháp ăn, hoặc do các yếu tố bệnh lý … Vì thế, nếu muốn giúp trẻ hết biếng ăn, mẹ cần tìm ra nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ và giải quyết triệt để từ gốc. Đó là cả một quá trình vất vả của mẹ. Khi bé bị viêm tai giữa, mẹ nên ưu tiên cho trẻ uống thêm vitamin tổng hợp, uống sữa để tăng sức đề kháng với bệnh viêm tai giữa.
Xem thêm:Bé biếng ăn có nên bổ sung men vi sinh?
Vitamin tổng hợp giúp trẻ tăng đề kháng nhanh hơn và sử dụng đúng cách cũng rất an toàn. Vitamin tham gia trực tiếp kích thích hệ thống miễn dịch phát triển nhận biết vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, còn tạo ra các kháng thể, các chiến binh chống lại mầm bệnh. Nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp giúp tăng sức đề kháng cho trẻ hay bị viêm tai giữa
Như vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các mẹ hãy tăng sức đề kháng cho trẻ hay bị viêm tai giữa ngay hôm nay để con tăng trưởng khỏe mạnh. Cùng Trung tâm chăm sóc sức khỏe nhi khoa cho con một tuổi thơ khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo:
Bài giảng viêm tai giữa của PGS.TS Lâm Huyền Trân
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng của Bộ Y Tế 2016
Xem thêm :
Cách điều trị dứt điểm viêm tai giữa ở trẻ – Lời khuyên của Bác sĩ Nhi khoa