Mùa đông với thời tiết hanh khô, giá lạnh trẻ thường dễ mắc các bệnh mũi họng. Khi trẻ bị viêm mũi họng mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây, Trung tâm sức khỏe nhi khoa Century sẽ đưa ra một số thông tin để giúp phụ huynh có thêm kiến thức để phân biệt trẻ bị viêm họng do virus hay do vi khuẩn. Từ đó, phụ huynh có thêm thông tin tham khảo khi nào cần thiết sử dụng kháng sinh cho trẻ.
-
Danh Mục
Bệnh viêm mũi họng :
Viêm mũi họng là tình trạng viêm của đường hô hấp trên (mũi, họng theo đúng cái tên của nó). Viêm mũi họng thường xảy ra do virus, chỉ khoảng 15% – 20% xuất phát từ vi khuẩn.
2. Phân biệt viêm mũi họng do virus và vi khuẩn:

2.1 Viêm mũi họng do virus gây ra.
Viêm mũi họng do virus là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, chiếm trên 90% các trường hợp.
Các triệu chứng của bệnh:
- Trẻ có thể sốt hoặc không, thường thân nhiệt của trẻ sẽ ở mức dưới 39 độ C.
- Họng đau rát, khô, có thể sưng đau hạch cổ, ít khi có đờm hoặc có đờm trắng, lỏng. Có thể kèm sổ mũi nhẹ, hắt xì hơi, chảy mũi trong trong 2 đến ba ngày đầu. Từ ngày thứ 3 trở đi triệu chứng sẽ nặng hơn, bé sẽ sổ mũi nhiều hơn, ho nhiều hơn nước mũi có thể xanh hoặc vàng và đặc hơn.
- Mắt sẽ đỏ hơn, sưng nhẹ.
- Cổ họng sưng đỏ, thường không có chấm mủ trắng.
Lưu ý: Một số trường hợp, trẻ khởi phát bệnh do virus, nhưng khi sức đề kháng suy giảm, có thể bị bội nhiễm. Vì vậy, cha mẹ nên theo dõi trẻ kỹ và cho trẻ đi khám nếu có các triệu chứng sốt cao, khó thở, bỏ ăn/ bú, quấy khóc …
2.2 Viêm mũi họng do vi khuẩn gây ra:
Viêm mũi họng do vi khuẩn thường gặp ở trẻ trên 3 tuổi. Bởi vì giai đoạn dưới 3 tuổi, trẻ đã tiếp xúc hết với tất cả các loại virus gây bệnh và cơ thể trẻ đã tạo ra kháng thể để chống lại virus rồi, nên thường ở trẻ trên 3 tuổi con sẽ ít bị viêm mũi họng do virus hơn.
Các biểu hiện của bệnh:
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C thường sốt quá 3 ngày sau đó có thể tự dưng hết sốt khoảng 1 – 2 ngày nhưng sau đó sẽ bùng phát sốt dữ dội là biểu hiện của tình trạng ốm nặng hơn.
- Trẻ thường li bì, nằm vật vã, phờ phạc, môi khô, miệng hôi, lưỡi trắng, quấy khóc.
- Nước mũi thường loãng và tanh, đục, hôi đôi khi lỗ mũi của con sẽ loét, đỏ.
- Bệnh thường trở nên trầm trọng hơn và nặng hơn.
Xem thêm: Cách hạ sốt tại nhà cho trẻ khoa học và an toàn nhất theo hướng dẫn của Viện Nhi TW
3. Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng do virus:

- Nếu trẻ sốt kèm theo hiện tượng mệt mỏi, quấy khóc, ăn ít, khó ngủ… mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt. Mẹ xem thêm về cách dùng hạ sốt cho trẻ tại đây.
- Kháng sinh không có hiệu quả khi trẻ viêm mũi họng do virus. Cha mẹ không nên tự ý sử dụng bất kỳ thuốc gì cho trẻ mà không được kê đơn.
- Mẹ cho bé ăn uống bình thường, uống nhiều nước, có thể cho trẻ dùng thêm vitamin tổng hợp nếu trẻ ăn uống kém, mệt mỏi.
- Thông thường trẻ bị viêm mũi họng do virus có thể tự khỏi sau 3 – 5 ngày. Một số triệu chứng như ho, sổ mũi có thể kéo dài lâu hơn, đặc biệt với trẻ có cơ địa dị ứng, hoặc nhà có người lớn hay khò khè.
- Trẻ sốt cao trên 24h, hoặc trẻ khó thở, nhịp thở nhanh, quấy khóc, bỏ ăn, cha mẹ nên cho trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất.
Xem thêm: Phòng khám chuyên khoa Nhi TTSKNK Century
4. Chăm sóc trẻ bị viêm họng do vi khuẩn.
- Hạ sốt nếu trẻ sốt như cách chăm sóc trẻ do virus.
- Cho trẻ đi khám nếu thấy trẻ mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn, sốt trên 24h, khó thở, nôn trớ, đau tai…
- Tình trạng nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ nhiễm khuẩn bắt buộc nên được đi thăm khám, bởi nhiều khả năng trẻ sẽ phải dùng kháng sinh. Việc thăm khám giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân, tìm kháng sinh phù hợp.
- Cha mẹ bắt buộc phải cho trẻ đi khám lại theo lời dặn của bác sĩ, để theo dõi sự đáp ứng thuốc và tiến triển bệnh.
Qua bài viết này hi vọng có thể giúp mẹ một phần nào đó để phân biệt trẻ bị viêm họng do virus hay viêm họng do vi khuẩn. Từ đó, biết cách không lạm dụng kháng sinh bừa bãi, khiên trẻ kháng thuốc, suy giảm đề kháng, và tạo ra vi khuẩn kháng thuốc trong cộng đồng.