Lồng ruột là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng lại rất nguy hiểm đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi đặc biệt bệnh này có thể đến từ những hành động thường ngày của người lớn với trẻ nhỏ.
Danh Mục
LỒNG RUỘT NGUY HIỂM HƠN CHÚNG TA NGHĨ?
Bệnh nhi 13 tháng tuổi ở Đan phượng, nhập viện Nhi TW trong tình trạng mệt lả, da tím tái, xanh nhợt. Thông tin từ gia đình là bé đột ngột đau bụng dữ dội, quấy khóc từng cơn, bỏ bú, nôn ói như vòi rồng.
Sau khi được thăm khám phát hiện bụng bé ở vị trí sườn phải có hình ảnh khối lồng ruột, trong có vài hạch nhỏ, kích thước 45x36mm.
Ngay lập tức trẻ được chỉ định phương pháp gây mê tĩnh mạch và tháo lồng bằng bơm khí/nước cho bé. Ca phẫu thuật diễn ra trong khoảng hơn 20 phút và tháo lồng thành công.
Thật may mắn là gia đình đã đưa bé đến viện kịp thời. Nếu chỉ chậm thêm chút nữa thôi, bé dễ bị nhiễm độc nặng, nguy cơ tử vong cao; thời gian điều trị kéo dài.
Các mẹ đừng nghĩ lồng ruột ít bé bị. Thực tế nhiều là đằng khác. Mà nhiều nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi. Ở trẻ nhỏ có sự mất cân đối về kích thước giữa hồi tràng và van hồi manh tràng nên dễ xảy ra lồng ruột hay viêm hạch mạc treo cũng có liên quan đến cơ chế lồng ruột.
Các bé nam bụ bẫm cũng hay bị lồng ruột hơn bé gái và các em bé có bệnh lý về tiêu hóa kéo dài cũng có nguy cơ cao hơn.
Đặc biệt, trẻ đã bị lồng ruột rồi thì tỉ lệ tái lại rất cao, có bé bị mấy lần trong 1 năm.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ LỒNG RUỘT
Để ý xem con có những biểu hiện này là có thể bị lồng ruột rồi, phải đưa đi khám ngay:
– Ở trẻ còn bú mẹ, các bé chưa biết nói thì khi trẻ đau bụng, khóc thét từng cơn, trong cơn đau trẻ co gối vào ngực, nẫy người, bấu víu bố mẹ là dấu hiệu đặc biệt chú ý.
– Trẻ có thể nôn, sốt, đi ngoài phân nhầy có máu, người mệt lả; da tái nhợt.
Bệnh này diễn tiến rất nhanh, có khi chỉ chậm vài tiếng đồng hồ thôi là bé đã không qua khỏi nên các mẹ tuyệt đối không được chủ quan.
PHÒNG NGỪA TRẺ BỊ LỒNG RUỘT:
Có nhiều nguyên nhân gây chứng lồng ruột ở trẻ nhưng nhà có con nhỏ các mẹ cần lưu ý một số điều sau:
1/ Hạn chế tung hứng, xốc vác trẻ
2/ Không đu đưa võng quá mạnh
3/ Không nên cho con vừa ăn vừa chơi đùa, như: cười to, khóc to, chạy nhảy…
4/ Khi cho trẻ ăn dặm, đổi sữa theo độ tuổi, các mẹ lưu ý nên cho con ăn với liều lượng tăng dần, ăn từ lỏng đến đặc. Không cho trẻ ăn thức ăn quá nhiều đạm dẫn đến khó tiêu.
5/ Ăn uống vệ sinh để tránh trẻ bị tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ có các bệnh lý về tiêu hóa thì phải cải thiện lại cho con càng sớm càng tốt.
Xem thêm: