LỊCH TIÊM PHÒNG CHO BÉ THEO TỪNG THÁNG TUỔI

Sinh con ra cha mẹ ai cũng mong con lớn lên khỏe mạnh, ít ốm, con đề kháng khỏe chống lại bệnh tật. Mẹ rất chú trọng trong việc ăn uống của con, bổ sung đủ vi khoáng chất, ăn nhiều món bổ để con phát triển tốt. Nhưng mẹ lại quên mất rằng việc quan trọng nhất vẫn là tiêm phòng đủ cho bé mũi quan trọng. Bởi có nhiều bệnh mà nhiễm virus rồi thì để lại biến chứng rất nguy hiểm đến sức khỏe bé. Các mẹ đã biết cần tiêm những mũi nào và tiêm vào những độ tuổi nào cho con chưa ?

Việc tiêm phòng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho trẻ nhỏ. Với lịch tiêm phòng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của bé, chúng ta có thể đảm bảo rằng con yêu của chúng ta được bảo vệ tốt nhất trước các nguy cơ bệnh tật. Hãy cùng trung tâm sức khỏe nhi khoa Cenica tìm hiểu và nắm vững lịch tiêm phòng cho bé theo từng tháng tuổi để mang lại một tương lai khỏe mạnh và an lành cho bé yêu. 

Tiêm phòng quan trọng như thế nào với bé

Mẹ có biết từ khi mới lọt lòng mẹ bé đã nhận được kháng thể và có khả năng miễn dịch khá tốt từ việc bú sữa mẹ chưa. Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ con khỏi nhiều loại bệnh trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch tự nhiên của bé chỉ kéo dài từ 1 tháng đến 1 năm và không phải tất cả các bệnh bé đều nhận được kháng thể từ mẹ như như bệnh ho gà, bệnh Haemophilus Enzae loại b (Hib)….

Tiêm phòng được coi là biện pháp tốt nhất cho bé giúp cung cấp kháng thể nhân tạo hoặc kích thích cơ thể sản xuất kháng thể để bảo vệ bé khỏi các bệnh tật nguy hiểm. Đây là một phương pháp hiệu quả và an toàn để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật cho con yêu của mẹ.

Nhưng đôi khi mẹ lại chỉ tiêm phòng cúm, tiêm ngừa thủy đậu, viêm gan A mà quên hoặc không biết rằng còn nhiều mũi tiêm phòng quan trọng nhất trong cuộc đời bé mẹ đã bỏ lỡ chưa?

Bé cần được tiêm những mũi tiêm phòng quan trọng nào trong cuộc đời

Trong quá trình lớn lên, có những mũi tiêm quan trọng mà bé cần nhận để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Những mũi tiêm này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bé khỏi các nguy cơ bệnh tật và xây dựng hệ miễn dịch mạnh mẽ. Trên hành trình phát triển của bé, cha mẹ không thể bỏ qua những lịch tiêm phòng quan trọng này. Hãy cùng tìm hiểu và định kỳ tiêm những mũi tiêm phòng cần thiết để bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của bé yêu.

Dưới đây là tổng hợp những mũi tiêm phòng quan trọng nhất trong cuộc đời của bé mà mẹ cần nhớ kỹ và không nên bỏ qua cụ thể dưới đây:

1/ Mũi vắc xin tiêm phòng cần tiêm ngay cho trẻ sơ sinh

  • Viêm gan B: Tiêm cho bé trong vòng 24 giờ sau khi sinh giúp con chống lại virus viêm gan B. Mũi tiêm này sẽ được nhắc lại vào lúc 2, 3, 4 và 18 tháng trong mũi vắc-xin kết hợp – thành phần kháng nguyên có chứa viêm gan B.
  • Viêm gan siêu vi B là là tác nhân gây ung thư đứng thứ 2 sau thuốc lá và là nguyên nhân của hơn 80% các trường hợp ung thư nguyên phát. Nếu mẹ nhiễm virus viêm gan B thì khả năng lây nhiễm cho bé là 30% – 40%. Mẹ có thể lây truyền virus viêm gan B cho bé từ trong tử cung, lúc sanh hoặc sau sanh. Nếu bé được tiêm vắc xin phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sanh, hiệu quả bảo vệ trước virus viêm gan B có thể lên đến 95%. Lịch tiêm nhắc vắc-xin viêm gan B mũi 2 lúc 1 tháng, mũi 3 lúc 6 tháng tuổi, mũi 4 lúc 18 tháng tuổi.

2/ Vắc xin tiêm phòng cho bé từ 1-2 tháng tuổi 

  • Vắc xin kết hợp phòng 6 bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra như viêm phổi, viêm màng não mủ)
  • Vắc xin phòng Rota virus gây bệnh tiêu chảy cấp (liều 1).  Đặc biệt vacxin này có giới hạn thời gian tiêm nhất định cho bé là trước 14 tuần 6 ngày tuổi vì nếu qua tuần thứ 15 là không còn tác dụng. Mẹ chú ý cho bác lịch tiêm chỉ có 2 ống uống và khi uống bé sẽ có biểu hiện tiêu chảy nhẹ hoặc nôn trớ do phản ứng với thuốc ban đầu
  • Vắc xin phòng Phế cầu khuẩn (mũi 1). Loại vắc xin này tích hợp công dụng giúp bé tránh khỏi 13 loại vi khuẩn gây bệnh như: viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu, và thậm chí tử vong. Tiêm Vắc xin phế cầu bé cần được tiêm đủ 4 mũi (2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12 đến 15 tháng tuổi). Bé có thể sẽ bị một vài tác dụng phụ sau tiêm loại vắc xin này như buồn ngủ, sưng tại vết tiêm, sốt nhẹ và khó chịu.

3/ Bé từ 3 tháng tuổi cần tiêm vacxin 

  • Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1. Tiêm mũi 2. (Nếu tiêm 5 trong 1 thì phải bổ sung mũi viêm gan B).
  • Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus (liều 2). 

=>  Khi bé đươc tiêm vắc xin mũi 2 giúp củng cố và gia tăng hiệu lực bảo vệ của vắc xin mũi 1, giúp bảo vệ cơ thể bé chống lại bệnh mạnh hơn, kéo dài thời gian hơn.

4/  Bé từ 4 tháng tuổi 

  • Vắc xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 3 (nếu tiêm vắc xin kết hợp 5 trong 1 thì tiêm thêm mũi viêm gan B).
  • Vắc xin phòng Phế cầu (mũi 2) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 2).
  • Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus (liều 3).

5/ Bé từ 6 tháng tuổi 

  • Vắc xin tiêm phòng bệnh cúm (Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng).
  • Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 1)
  • Vắc xin Synflorix (Bỉ)/Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 3).

6/ Bé từ 9 tháng tuổi 

  • Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 2)
  • Vắc xin sởi đơn phòng bệnh sởi.
  • Vắc xin phòng bệnh thủy đậu.
  • Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản.
  • Vắc xin phòng Sởi – quai bị – rubella

7/ Bé từ 12 tháng tuổi 

  • Vắc xin 3 trong 1 phòng bệnh sởi, quai bị, rubella.
  • Vắc xin phòng bệnh thủy đậu (Nếu chưa tiêm Varilrix)
  • Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B: Tiêm 2 mũi, cách nhau 1 – 2 tuần.
  • Vắc xin phòng bệnh viêm gan A. Liều nhắc lại sau 6-18 tháng.
  • Vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 4).

8/ Trẻ 15 – 24 tháng tuổi:

  • Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 4 (nếu chích 5 trong 1 thì chích thêm mũi viêm gan B)
  • Vắc xin phòng bênh viêm gan A (mũi nhắc)
  • Vắc xin phòng bệnh cúm (mũi 3 – sau mũi thứ hai 1 năm)

9/  Trẻ đủ 24 tháng tuổi:

  • Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135.
  • Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi 3).
  • Vắc xin phòng bệnh thương hàn.
  • Vắc xin Tả gồm 2 liều uống (dành cho trẻ sống ở vùng nguy cơ cao, liều hai sau liều một 2 tuần).

10/ Từ 3 tuổi trở lên:

  • Vắc xin 3 trong 1 phòng bệnh sởi, quai bị, rubella (mũi nhắc).
  • Vắc xin phòng bệnh cúm (Tiêm nhắc lại hàng năm).
  • Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135 (mũi nhắc cho trẻ từ 15 tuổi đến người lớn 55 tuổi).
  • Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi nhắc, lúc 5 tuổi). Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến khi 15 tuổi.
  • Vắc xin (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt) hoặc vắc xin phòng bệnh (bạch hầu – ho gà – uốn ván) khi trẻ từ 4 tuổi trở lên, và nhắc lại mỗi 10 năm.
Trên con đường chăm sóc sức khỏe cho bé yêu, việc tuân thủ lịch tiêm phòng đúng đắn và đầy đủ là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Tiêm phòng không chỉ bảo vệ bé khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mà còn giúp xây dựng hệ miễn dịch mạnh mẽ và tạo nền tảng cho sức khỏe toàn diện trong tương lai. Cha mẹ lưu ý hãy tham khảo lịch tiêm phòng được khuyến nghị và tham vấn ý kiến của bác sĩ để đảm bảo bé nhận đủ các mũi tiêm quan trọng. Chăm sóc sức khỏe của bé là một trách nhiệm lớn, và việc tuân thủ lịch tiêm phòng là một bước quan trọng để đảm bảo tương lai tươi sáng và khỏe mạnh cho bé yêu.
Hãy bắt đầu từ ngay hôm nay và không để bé yêu của mẹ bỏ lỡ bất kỳ mũi tiêm phòng quan trọng nào. Sức khỏe là tài sản quý giá nhất mà chúng ta có thể tặng cho con.