Tăng cân đều đặn là một dấu hiệu chứng tỏ trẻ có một sức khỏe ổn định, tăng trưởng tốt. Vì vậy trẻ 6 tháng tuổi chậm lên cân là một vấn đề các mẹ không thể coi thường. Bài viết dưới đây sẽ gỡ rối cho mẹ làm thế nào để trẻ 6 tháng tuổi tăng cân.
Danh Mục
Trẻ 6 tháng tăng trưởng như thế nào
Cân nặng của trẻ tăng nhanh trong 6 tháng đầu, cân nặng tăng gấp đôi khi trẻ được 4-5 tháng tuổi. Tuy nhiên, sự chỉ số cân nặng cụ thể của từng bé sẽ có sự khác biệt, tùy thuộc vào giới tính của trẻ hoặc các yếu tố khác. Nếu mẹ chăm sóc con đúng cách thì cân nặng của các bé 6 tháng tuổi chuẩn sẽ ở mức:
- Bé trai 6 tháng tuổi nặng khoảng 7,1 – 8,9 kg
- Bé gái 6 tháng tuổi nặng khoảng 6,5 – 8,3 kg
- Nếu trẻ 6 tháng không sinh non, sinh nhẹ cân mà không tăng cân được như trên, bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Dựa trên tình hình thực tế, phụ huynh cần điều chỉnh khẩu phần ăn của bé cho phù hợp.
Nguyên nhân trẻ 6 tháng nhẹ cân
Gen di truyền: Khi sinh ra, bé nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ. Yếu tố di truyền có tác động lớn tới sự phát triển và kích thước các cơ quan trong cơ thể trẻ. Bố mẹ nhẹ cân cũng có thể khiến trẻ chậm tăng cân.
Trẻ chưa ăn dặm, bú mẹ hoàn toàn
Trẻ 6 tháng là thời điểm mẹ nên cho bé bắt đầu tập ăn dặm. Có một số mẹ lại chưa cho trẻ ăn dặm, để bú mẹ hoàn toàn. Nhưng mẹ có biết, trong những tháng đầu đời, bé chỉ cần được bú sữa mẹ là đã đủ chất dinh dưỡng và không cần ăn thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Trẻ bước vào tháng thứ 6, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho bé nữa. Theo đó, bé cần được bổ sung chất từ thực phẩm. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo, từ 6 tháng tuổi đối với trẻ phát triển tốt, có thể bắt đầu ăn dặm. Đó là một nguyên nhân dẫn đến trẻ 6 tháng nhẹ cân.
Trẻ ăn dặm sớm
Ngược lại, có một số mẹ lại muốn con tăng cân bằng cách cho trẻ ăn dặm quá sớm khi trẻ mới 3-4 tháng tuổi. Trẻ ăn bổ sung quá sớm có thể ít bú sữa mẹ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển. Ăn dặm sớm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đầy bụng, đi ngoài phân lổn nhổn, mùi chua do không tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn ngoài sữa. Bé ăn dặm sớm cũng tăng nguy cơ trẻ 6 tháng tuổi chậm tăng cân ngoài ra còn có thể mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.
Trẻ ăn tốt nhưng không tăng cân
- Do bé mắc phải bệnh lý nội khoa: Bệnh đái tháo đường trẻ em, cơ địa dị ứng với đạm thực vật (đạm lúa mì, đạm từ đậu nành,…), bệnh tuyến tụy (viêm tụy, xơ nang tụy), gan (tăng men gan, viên gan), hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh suy giảm miễn dịch.
- Bé nhiễm độc: Ăn thực phẩm, nguồn nước nhiễm độc và các loại gia vị nêm cho bé khi ăn không sạch.
- Thiếu sắt, acid folic: Do chế độ và thói quen chế biến bữa ăn không phù hợp.
- Bé dùng thuốc Corticoid: Hiện nay, nhiều đơn thuốc điều trị viêm hô hấp đều có mặt của corticoid dưới vai trò chống viêm và chống dị ứng. Hậu quả là trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn hấp thu.
Trẻ bị thiếu vitamin và khoáng chất
Trẻ bị thiếu vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6 và B12), làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn; thiếu kẽm và selen khiến trẻ lười ăn, hạn chế hấp thu dinh dưỡng; thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón, chướng bụng, khó chịu dẫn tới chán ăn hoặc thiếu protein khiến trẻ chậm tăng cân,…
Ngoài ra lượng sắt hoặc vitamin B12 thấp sẽ làm ảnh hưởng tới việc sản xuất các tế bào hồng cầu, loại tế bào giúp vận chuyển các tế bào oxy đến các bộ phận trong cơ thể.
Làm thế nào để trẻ 6 tháng tuổi tăng cân
Xác định đúng nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng tuổi nhẹ cân để tìm được giải pháp làm thế nào để bé 6 tháng tuổi tăng cân. Nếu bé không tăng cân do các nguyên nhân bệnh lý chuyển hóa như: đái tháo đường trẻ em, bệnh gan, tụy, thiểu năng khả năng tiết enzyme tiêu hóa, bệnh Celiac,…mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để điều trị. Các trường hợp do chế độ dinh dưỡng, mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau:
Trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt
Ăn dặm sẽ chỉ là những bữa phụ, mẹ vẫn phải đảm bảo cho bé bú mẹ đầy đủ trong giai đoạn này. Sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất đối với bé mà không loại thực phẩm nào có thể thay thế. Việc nuôi con bằng sữa mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trí não và nhận thức của bé. Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé bú đến 12 tháng tuổi hoặc tới khi bé 24 tháng tuổi.
Thực đơn ăn dặm đầy đủ cho bé 6 tháng tuổi
Mẹ cho bé ăn dặm đúng cách chính là giải pháp làm thế nào để bé 6 tháng tuổi tăng cân. Nguyên tắc ăn dặm phải tuân thủ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần có sự thay đổi linh hoạt để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé và giúp bé không bị ngán với các thực phẩm lặp lại quá nhiều lần. Mẹ nên thay đổi thực đơn hàng tuần, chú ý đến màu sắc để bữa ăn thêm thu hút bé. Thay đổi xen kẽ các bữa ăn về sự đa dạng thực phẩm và dưỡng chất cần thiết cho bé. Tham khảo thực đơn ăn dặm theo phương pháp truyền thống cho trẻ 6 tháng tuổi:
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
- Một số loại thức ăn chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất nhất định: ví dụ như cam rất giàu vitamin C. Nguồn vitamin và khoáng chất từ thực phẩm dễ hấp thụ hơn loại bổ sung, vì thế hãy thử cho bé ăn các loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất mà bé thiếu trước khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé. Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng..)
- Bác sĩ có thể khuyến cáo bổ sung vitamin tổng hợp hàng ngày nếu như bé sinh non, bé sinh ra bị nhẹ cân, bé bị vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng ăn, bé không ăn đa dạng thức ăn, chỉ ăn một số loại đồ ăn nhất định.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn, chậm tăng cân nên làm gì?
Ngoài ra, nếu con lười ăn, ăn kém hấp thu… mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm vitamin tổng hợp zeambi cho con. Vitamin Zeambi hỗ trợ bổ sung đến 10 loại vitamin khác nhau giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ, tăng sức đề kháng, củng cố hàng rào miễn dịch, góp phần bảo vệ con trước mầm bệnh bên ngoài.
Nuôi con ai cũng mong muốn con luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Làm thế nào để trẻ 6 tháng tuổi tăng cân đòi hỏi mẹ phải kiên trì cố gắng cả một hành trình dài. Một chế độ ăn dinh dưỡng, đầy đủ các thành phần cùng sự chăm sóc tận tình của mẹ sẽ là nền tảng vững chắc nhất giúp cho con trẻ khôn lớn từng ngày.
Nguồn : Tổng hợp