Làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả trong viêm hô hấp ở trẻ? (phần 2)

Làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả trong viêm hô hấp ở trẻ? Kháng sinh là một trong những loại thuốc vẫn thường được sử dụng trong nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh hô hấp.Thế nhưng không phải ai cũng biết khi nào nên hay không nên sử dụng kháng sinh.

Nhưng khi mẹ đã xác định được bé nhà mình bị nhiễm khuẩn và cần thiết phải dùng kháng sinh thì mẹ nên biết làm sao để dùng kháng sinh hiệu quả nhất?

Muốn sử dụng kháng sinh hiệu quả thì mẹ phải lưạ chọn đúng kháng sinh. Việc này là việc của bác sỹ/ dược sỹ, tuyệt đối không được tự ý lựa chọn kháng sinh cho bé. Tuy nhiên, mẹ có thể tham khảo cách chọn kháng sinh phù hợp với từng bệnh dưới đây.

Viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên là viêm nhiễm từ thanh quản trở lên: viêm tai, xoang, viêm amidan, viêm VA,… đều thuộc viêm hô hấp trên.

Đặc thù của viêm hô hấp trên thường do các vi khuẩn gram dương gây ra như: phế cầu, tụ cầu, liên cầu,… nên cũng ưu tiên chọn kháng sinh họ Betalactam.

Lưu ý: CÁC MẸ NÊN TIÊM PHÒNG MŨI PHẾ CẦU cho bé. Ở Việt Nam hay tiêm Synflorix (PCV10) đáp ứng 10 chủng phế cầu, còn nếu có điều kiện các mẹ nên tiêm PPSV 13 hoặc PPSV23 nhưng ở Việt Nam thường sẽ hiếm, đôi khi không có thuốc. Bé nào tiêm mũi phế cầu đầy đủ rất ít khi phải dùng kháng sinh.

(Xem thêm: Trẻ viêm tai giữa rồi có cần thiết tiêm phế cầu?

Ưu tiên dùng kháng sinh thế nào?

Không có ưu tiên nào quyết định ngoài kháng sinh đồ. Phải có kháng sinh đồ mới biết nhạy cảm với kháng sinh  nào thì ưu tiên dùng kháng sinh đó. Nhưng trong thực tế không có chuyện mỗi lần ốm là đi làm kháng sinh đồ, nên nhiều khi bác sỹ sẽ kê các loại thuốc này. Còn ưu tiên thế nào tuỳ bệnh nhân, tuỳ phác đồ điều trị của bác sỹ.

Mẹ nên biết cách sử dụng kháng sinh hiệu quả
Dùng kháng sinh như thế nào cho hiệu quả?

Một số kháng sinh hiệu quả được sử dụng khi bé nhiễm khuẩn hô hấp trên (ho, sổ mũi)

(1) Hoạt chất amoxicillin (ví dụ kháng sinh Clamoxyl)

Liều 50 – 100 mg/ kg/ ngày chia 2-3 lần. Kháng sinh này khá lành tính và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên vấn đề là hiện nay một số bé dùng kháng sinh bừa bãi, hoặc ở trong môi trường dịch đặc biệt như ở Việt Nam thì kháng sinh này cũng bị kháng nhiều.

(2) Hoạt chất Amocilline – Clavulanic ( ví dụ kháng sinh augmentin ,claminat, klamentin, shinacin……) trẻ con có 3 loại 250 mg Amox/ 31.25 mg clavulanic, 500 mg amox/ 62.5 mg clavulanic , 500 mg/. 125 mg clavulanic.

Thuốc này thì các mẹ cũng biết dễ gây tiêu chảy do thành phần Clavulanic, nên lựa chọn loại có hàm lượng Clavulanic thấp 31.25 hoặc 62.5.

Mẹ tính theo liều amoxcillin ( 50-90 mg/kg/ngày), khi dùng kháng sinh này nên uống kèm theo men vi sinh (zeambi, godi, enter….) nên uống cách kháng sinh 2h.

(3) Clarythromycine (kháng sinh Klacid) : 15mg/ kg/ngày, chia 2 lần, 7 – 14  ngày tuỳ tình trạng . Loại thuốc này thuộc nhóm kiềm khuẩn nên ưu tiên sử dụng.

(4) Azithromycine (như Zitromax, zithromax) : 10 mg- 20mg/ kg/ngày – uống 1 lần lúc bụng đói. Uống 3-5 ngày nếu có đáp ứng. Trước kia lièu của Zitromax thường chỉ là 10mg/ngày nhưng hiện nay tài liệu Nhi khoa Hoa Kỳ cập nhật có những bệnh cần dùng liều 20mg/ngày. Tuy nhiên, thông thường liều trung bình là 12mg/kg/ngày và tầm 60mg/kg/ đợt điều trị (trong vòng 5 ngày vì thời gian đào thải của kháng sinh chậm).

(5) Cefuroxime là cephalosporin thế hệ 2 liều 20-30 mg/ kg/ ngày chia 2 lần . Trung bình cứ 1 gói 125 mg cho 5 kg cân nặng.

(6) Cefaclor 125 mg (cepha thế hệ 2 ) : 1 gói cho mỗi 5 kg cân nặng.

(7) Các cephalosporin thế hệ 3: cefpodoxime 10 mg/ kg/ ngày chia 2 lần. Cefdinir 15 mg/kg/ngày chia 2 lần. Cefixime 6-10 mg/kg/ngày chia 2 lần. Kháng sinh nhóm này từ thế hệ 3 ít hấp thụ qua tiêu hoá.

Thời gian điều trị của các kháng sinh thông thường từ 7 – 14 ngày, trừ (azithromycine) và phụ thuộc vào tình trạng bệnh, chỉ định của bác sĩ. Mẹ không nên dừng lại khi bệnh mới thuyên giảm vì  rất dễ bị tái lại vài ngày/tuần sau đó.

Một số kháng sinh khác: Trimethoprim – sulfamethoxazon( BISEPTOL, COTRIM, BACTRIME), loại phối hợp ERYBACT ( erythromycin + trimethoprime+ sulfamethoxazone): Mặc dù có thể có tác dụng nhưng ít khi các bác sỹ kê vì khả năng gây dị ứng cao, nguy hiểm cho 1 số trẻ có bệnh lí về máu, trong khi có rất nhiều sự lựa chọn an toàn và hiệu quả hơn.

Những trường hợp viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp… thì nên lựa chọn AMOXICLLIN – CLAVULANIC vì khả năng đi vào mô tai và xoang tốt hơn các loại khác, và liều cũng nên dùng liều cao hơn : 80-90 mg/kg/ngày tính theo amoxicillin.

Phản hồi của các mẹ về buổi học kháng sinh

Viêm hô hấp dưới: viêm phổi

Theo bác sỹ Trần Công – Bệnh viện Victoria, một số kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm phổi gồm:

  • Amocillne hoặc amocilline – clavunanic: 90 mg/kg/ngày chia 2 lần (tính theo AMOX)
  • Cepodoxime : 10 mg/ kg/ngày chia 2 lần.
  • Cefdinir : 14 mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • Không khuyên dùng Cefixime.

Với trẻ trên 5 tuổi bị viêm phổi và với trẻ dưới 5 tuổi sau 2 ngày nếu thấy không hoặc chậm đáp ứng thuốc thì phối hợp thuốc tiêm nên điều trị tại viện.

Sau 2 ngày (sau 4 cữ dùng kháng sinh) cần đánh giá đáp ứng thuốc. Nếu đáp ứng tốt (kháng sinh hiệu quả) thì tiếp tục ít nhất 7-10 ngày. Nếu đáp ứng chậm hoặc không đáp ứng cần xem xét đổi kháng sinh hoặc phối hợp thêm 1 kháng sinh nhóm khác. Riêng với AZITHROMYCIN nếu đáp ứng tốt thì dùng 3 – 5 ngày vì bán thải của thuốc dài.

Lưu ý: Bài viết này được tổng từ kinh nghiệm của nhiều chuyên gia trong ngành nhưng mẹ tuyệt đối không nên dùng nếu không có sự chỉ dẫn của dược sĩ/bác sĩ. Chỉ nên coi đây là tài liệu tham khảo để biết cách sử dụng kháng sinh hiệu quả.

(Xem thêm: Phần 1: Khi nào nên và không nên sử dụng kháng sinh?)

Tăng hiệu quả điều trị kháng sinh bằng bổ sung men vi sinh

Có 2 lý do khi trẻ phải sử dụng men nên sử dụng thêm men vi sinh

  • Một, khi dùng kháng sinh, kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn không phân biệt lợi – hại. Từ đó gây ra mất cân bằng vi sinh. Men vi sinh chứa các lợi khuẩn, rất cần thiết với hệ tiêu hoá lúc này, tránh tác dụng phụ tiêu chảy của kháng sinh.
  • Hai là, nhiều nghiên cứu chỉ ra men vi sinh giúp tăng cường hấp thụ kháng sinh. Từ đó nồng độ kháng sinh vào máu cao hơn, hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tốt hơn.

Vì thế, trẻ sử dụng kháng sinh nên được bổ sung thêm men vi sinh để tăng cường hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Lưu ý, thời gian dùng men vi sinh nên cách kháng sinh từ 1- 2h đồng hồ, để tránh việc lợi khuẩn bị tiêu diệt ngược lại bởi kháng sinh.

Xem thêm: Cách lựa chọn men vi sinh tốt cho trẻ, không phải mẹ nào cũng biết

Tóm lại

Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm hô hấp không hề đơn giản. Công việc này là trách nhiệm của đội ngũ bác sĩ, cán bộ y tế. Tuy nhiên, đừng vì thế mà phó mặc tuyệt đối sức khoẻ của con cho người khác. Trung tâm sức khoẻ nhi khoa khuyến cáo cha mẹ tự trang bị những kiến thức cơ bản về thuốc, từ đó phối hợp sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, đạt hiệu quả tốt hơn.

Tham khảo: Cách tăng sức đề kháng cho chỉ chỉ bằng 7 bước đơn giản