Nhiều mẹ vẫn còn mơ mồ các dấu hiệu trẻ bị lạnh nên giữ ấm cho con không đúng cách, khiến con dễ bị nhiễm lạnh, bị ho, bị viêm phổi… Làm sao để biết con đang lạnh, mẹ có thể kiểm tra các dấu hiệu này!
Các dấu hiệu trẻ bị lạnh khi ngủ
Nhiều trẻ có thói quen đạp chăn khi ngủ. Nhiều đêm mẹ ngủ quên, con đạp chăn thì rất dễ bị nhiễm lạnh, vì đêm và sáng sớm nhiệt độ cơ thể con xuống thấp và nhiệt độ ngoài trời cũng lạnh hơn bình thường.
Đêm ngủ, mẹ có thể kiểm tra bàn tay, bàn chân hoặc vùng da gáy của con. Nếu những vị trí này bị lạnh, thì con cũng đang bị lạnh đấy nhé!
Dấu hiệu con bị lạnh, mẹ có thấy con có làn da tái nhợt, cũng có thể con đang bị lạnh. Ngoài ra, trẻ đang ngủ tự dưng giật mình quấy khóc không rõ lý do cũng có thể con đã bị ngấm lạnh rồi.
Biểu hiện con hắt xì hơi. Đây là một phản xạ liên quan đến vùng dưới đồi, nơi kiểm soát nhiệt độ trung tâm của cơ thể.
Trẻ nằm co người lại: Khi trẻ ngủ, nếu trẻ nằm ở tư thế cuộn tròn, nghĩa là trẻ đang cảm thấy lạnh, bố mẹ nên kịp thời đắp thêm chăn cho trẻ. Với những em bé lớn hơn đã biết phản xạ khi gặp vấn đề, thì việc cơ thể bị lạnh trẻ sẽ thường co người lại để giữ ấm cho cơ thể.
Ngoài ra, nếu trẻ chảy nước mũi hoặc sắc mặt trắng bệch nghĩa là trẻ đang cảm thấy lạnh hoặc bị cảm lạnh.
Nằm sát người ba mẹ hơn: Bên cạnh hành động co người, nhiều trẻ khi bị lạnh còn có phản xạ là di chuyển cơ thể nằm sát ba mẹ để giữ ấm.
Vì sao trẻ thường bị lạnh khi ngủ?
Ngoài việc nắm chắc các dấu hiệu trẻ bị lạnh khi ngủ, bố mẹ cần nắm chắc nguyên nhân để giữ ấm cho con đúng cách nhé.
Thói quen đạp bỏ chăn khi ngủ: Thân nhiệt trẻ nhỏ thường cao hơn người trưởng thành một chút nên quá trình ngủ bé sẽ hay đạp bỏ chăn để làm mát cơ thể. Đa phần trẻ khi đã đạp mất chăn sẽ không có phản xạ kéo chăn khi lạnh, nên thường phát sinh tình trạng bị lạnh khi ngủ.
Mặc phong phanh khi ngủ: Mặc những trang phục mỏng và mát khi ngủ sẽ giúp trẻ thoải mái hơn. Tuy nhiên, cần mặc đủ áo, quần, mũ… để che đi những bộ phận tản nhiệt nhiều trên cơ thể, hạn chế quá trình mất quá nhiều nhiệt lượng dẫn đến bị lạnh.
Để nhiệt độ điều hòa quá lạnh hay bật quạt quá mạnh: Khi nhiệt độ phòng hạ xuống thấp hơn nhiều so với nhiệt độ cơ thể sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh hơn.
Trẻ bị đổ mồ hôi trộm: Đây là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi ngủ ở không gian hơi nóng hoặc do mặc nhiều quần áo quá. Mồ hôi đổ ra không kịp lau đi sẽ ngấm vào cơ thể và làm trẻ bị lạnh.
Suy giảm miễn dịch: Khi hệ miễn dịch suy giảm, những thay đổi nhỏ ở môi trường sống như nhiệt độ cũng có thể làm cơ thể trẻ gặp phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.
Điều bố mẹ cần làm là giữ ấm cho con đúng cách khi đi ngủ, bằng cách:
- Ôm ủ ấm trẻ
- Kéo chăn đắp cho trẻ
- Đội thêm mũ, mắc thêm quần áo
- Điều chỉnh lại nhiệt độ điều hòa
- Điều chỉnh lại tốc độ và hướng quạt
Như vậy, dấu hiệu trẻ bị lạnh khi ngủ sẽ rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, trẻ thường hay đạp chăn khi đi ngủ, vì thế bố mẹ cần mặc quần áo giữ ấm đúng cách, xoa dầu lòng bàn chân cho con, giữ ấm cổ… để tránh trường hợp con bị nhiễm lạnh về đêm nhé!
Xem thêm: Cách giữ ấm trẻ vào mùa đông đúng cách