Hướng dẫn vệ sinh nhà cửa đồ chơi định kỳ để phòng bệnh hô hấp cho trẻ

Dọn dẹp, vệ sinh không gian sinh hoạt, đồ chơi là việc làm cần thiết để bảo vệ trẻ phòng tránh các nguy cơ nhiễm bệnh hô hấp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các mẹ cách vệ sinh đồ chơi, nhà cửa để phòng bệnh đúng cách, tiết kiệm thời gian, an toàn và hiệu quả.

CÁCH VỆ SINH NHÀ CỬA, KHÔNG GIAN SỐNG

Không gian sống thoáng đãng, sạch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Nếu trẻ thường xuyên sống trong môi trường nhiều khói bụi, khói thuốc lá dễ mắc đến các bệnh liên quan đến hô hấp.

Dọn dẹp vệ sinh phòng cho trẻ là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. 

Trước khi làm mẹ cần lên danh sách các công việc, và khu vực cần làm, tần suất thực hiện để đảm bảo không bị bỏ sót.

Hướng dẫn vệ sinh nhà cửa định kỳ để phòng bệnh về hô hấp cho bé
Nên vệ sinh nhà cửa định kỳ để phòng bệnh về hô hấp cho bé

Mẹ có thể tham khảo các đầu việc như sau:

  • Lau sạch giường và thay ga trải giường, vỏ chăn, vỏ gối (1 tuần/lần)
  • Hút bụi, lau sàn nhà (thực hiện hàng ngày)
  • Làm sạch các vật dụng treo và trang trí (1 lần/tuần)
  • Loại bỏ bụi trên các bề mặt, bao gồm ngưỡng cửa sổ và ván chân tường (3 lần/ tuần)
  • Dọn dẹp tủ quần áo, vệ sinh đồ chơi (3 lần/tuần)

Mẹ lưu ý với các bề mặt bé thường xuyên chạm vào, nên hạn chế sử dụng hóa chất, chất tẩy rửa để vệ sinh. Thay vào đó mẹ có thể dùng nước ấm, baking soda, giấm, hoặc nước rửa dành cho bé. Đừng quên lau sạch các chi tiết nhỏ như tay nắm cửa, ngưỡng cửa sổ, giá sách, máy tính và các bề mặt dễ bám bụi khác. Lau khô mọi thứ bằng khăn sạch lại một lần. 

CÁCH VỆ SINH ĐỒ CHƠI CHO BÉ

Trẻ nhỏ chưa ý thức được việc giữ gìn vệ sinh, thường có thói quen hay có thói quen đưa đồ chơi, đồ dùng lên miệng để ngậm, cắn hoặc đưa tay lên xoa mắt, mũi trong lúc chơi đùa. Theo quan sát, đa số ở các gia đình, những vật dụng này thường ít được khử khuẩn sạch sẽ, trong quá trình vui chơi, trẻ có thể thả, vứt chúng lăn lóc trên sàn nhà sau đó có thể chỉ lau qua lại tiếp tục lấy ra chơi.

Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus và nấm mốc từ môi trường bên ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ nhỏ mang đến một số bệnh có thể kể đến như giun sán, tiêu chảy, tay chân miệng, đau mắt đỏ, đặc biệt là bệnh hô hấp (loại bệnh dễ lây qua đường giọt bắn)… 

Bao lâu nên vệ sinh đồ chơi cho trẻ

Nhìn chung, mẹ nên tiến hành làm sạch đồ chơi cho bé ngay khi xuất hiện vết bẩn nhằm đảm bảo con sẽ không dùng tay hoặc miệng tiếp xúc với mầm bệnh gây hại. Mẹ có thể vệ sinh đồ chơi cho bé định kỳ theo tần suất như sau: 

  • Búp bê: Giặt sạch 2 tuần/1 lần
  • Đồ chơi bằng vải, bông: Giặt sạch 1 tuần/1 lần
  • Đồ chơi bằng nhựa, đồ chơi điện tử: Làm sạch 2 tuần/1 lần
  • Ti giả, đồ chơi gặm nướu: Cần làm sạch ngay sau khi bé dùng
Hướng dẫn vệ sinh đồ chơi cho bé
Mỗi loại đồ chơi khác nhau cần vệ sinh theo cách khác nhau

Các biện pháp vệ sinh đồ chơi cho bé mẹ cần biết

Tùy vào chất liệu đồ chơi mà sẽ có cách vệ sinh khác nhau. 

  • Khử trùng đồ chơi nước sôi: Đây là cách diệt vi trùng bám trên bề mặt nhanh và hiệu quả nhất. Sau khi nhúng nước sôi, mẹ hãy lau khô đồ chơi và đặt ở nơi khô ráo, mát mẻ. Cách này chỉ áp dụng cho đồ chơi bằng nhựa có thể chịu nhiệt hoặc đồ chơi dạng vải, không bị phai màu. 
  • Sử dụng máy giặt, máy sấy: Cách này mẹ có thể áp dụng với các loại đồ chơi bằng vải. Nên dùng nước giặt chuyên dụng dành cho bé để tẩy rửa. Sau khi giặt, mẹ có thể sấy trong máy hoặc phơi nắng thật khô rồi mới cho trẻ dùng.
  • Dùng giấm: Với đồ chơi bằng gỗ hoặc nhựa, mẹ hãy dùng giấm để làm sạch đồ chơi cho bé bởi trong giấm chứa chất kháng khuẩn mạnh, giúp diệt trừ mầm bệnh và có thể vệ sinh bề mặt đồ chơi. Cách thực hiện khá đơn giản như sau:

B1: Trộn khoảng 100ml giấm với 3 – 4 lít nước 

B2: Ngâm đồ chơi trong dung dịch giấm đã pha trong 1 giờ

B3: Trong khoảng thời gian ngâm, dùng bàn chải cọ rửa để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu.

B4: Vớt đồ chơi ra và rửa lại bằng nước 

B5: Phơi thật khô đồ chơi hoặc lau qua 1 lần với khăn ướt em bé để át đi mùi giấm còn lưu lại. 

Lưu ý khi vệ sinh đồ chơi

Không sử dụng giấm để vệ sinh các loại đồ chơi bằng vật liệu kim loại bởi có thể gây ra hiện tượng rỉ sét, làm hỏng đồ chơi.

Với các món đồ chơi điện tử, có pin thì bố mẹ cần cẩn thận hơn vì loại này thường có nhiều chi tiết và khe hở nên rất khó vệ sinh, lại dễ bị hư hại nếu bị nước vào.

Mẹ cần cẩn thận hơn khi vệ sinh các loại đồ điện tử vì dễ hư hại
Mẹ cần cẩn thận hơn khi vệ sinh các loại đồ điện tử vì dễ hư hại

Trước khi vệ sinh, mẹ phải tắt nguồn và tháo pin. Lấy một miếng vải sạch nhúng vào cồn khử trùng (hoặc sử dụng khăn ướt tẩm cồn), vắt kiệt miếng vải và lau toàn bộ bề mặt đồ điện tử, nhất là những diện tích tay bé thường chạm vào nhiều nhất. Lưu ý, không để nước rỉ vào những vị trí nhạy cảm như: cổng sạc pin, chỗ lắp pin… Sau đó đặt đồ chơi ở chỗ thông thoáng cho khô.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi là việc làm cần thiết để giúp bé phòng tránh bệnh tật đặc biệt là các bệnh về hô hấp. Song bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, đa dạng, đủ chất; kết hợp với tiêm phòng đầy đủ và bổ sung các vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ và thúc đẩy nâng cao miễn dịch như vitamin D3k2, vitamin tổng hợp, sắt, kẽm và men vi sinh. 

Xem thêm:

Những thói quen vệ sinh mẹ cần dạy cho trẻ

Sai lầm khiến con hay ốm