Hướng dẫn mẹ bầu bổ sung canxi từ A đến Z

Bổ sung canxi cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ là một việc làm hết sức cần thiết. Vì nếu mẹ muốn con sinh ra khỏe mạnh, phát triển bình thường thì trước tiên phải cung cấp đủ canxi cho con ngay từ những tháng thai thai kỳ. Vậy làm sao để bổ sung canxi đúng và đủ? Mẹ nên chọn loại canxi nào thì tốt nhất? Tất tần tật những vấn đề về bổ sung canxi cho mẹ bầu sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Thiếu canxi ảnh hưởng thế nào đến con sau này?

Canxi giúp hình thành hệ xương – răng, đảm bảo chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường. Các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, tạo xương cho thai nhi và cung cấp canxi qua bài tiết sữa. Tất cả đều cần canxi.

Nếu thiếu canxi:

  • Cơ thể tự cân bằng trong máu dựa vào cơ chế huy động canxi từ xương (nhờ các yếu tố: hormone tuyến cận giáp, calcitonin…)
  • Nếu thiếu vừa phải: cơ thể huy động canxi từ mẹ để đảm bảo đủ cho thai nhi. Nhưng con đủ, mẹ sẽ thiếu. Mẹ dễ bị loãng xương, chuột rút, đau người
  • Nếu thiếu trầm trọng: dù cơ thể huy động canxi từ mẹ thì vẫn không đủ cho thai nhi. Như vậy cả mẹ và con đều thiếu. Con sinh ra có nguy cơ còi xương, chậm lớn, chậm mọc răng, thấp bé…

Biểu hiện thiếu canxi ở mẹ:

  • Thông thường: Mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng yếu, chuột rút…
  • Nặng hơn: Co giật cơ mặt và chi trên, ngón tay co quắp…

Có thể phát hiện thiếu canxi khi xét nghiệm máu (sẽ có bài phân tích chi tiết) nhưng thường nếu xét nghiệm máu thấy thiếu canxi tức là mức độ thiếu đã khá nặng rồi.

Bổ sung caxi trong giai đoạn thai kỳ là rất cần thiết
Mách mẹ bầu cách bổ sung canxi từ A đến Z

Có cần phải bổ sung canxi không? Khi nào cần bổ sung?

Nhấn mạnh lại với mẹ là trước khi bổ sung canxi phải dựa vào nhu cầu về canxi trong từng giai đoạn:

  • 3 tháng đầu: 800-1000mg Ca++/ngày
  • 3 tháng giữa: 1000-1200mg Ca++/ngày
  • 3 tháng cuối: 1200-1500mg Ca++/ngày

Do đó canxi cần cho cả thai kỳ chứ không đợi đến giai đoạn nào mới bắt đầu bổ sung.

Lưu ý: Nhu cầu này là đối với CANXI Ở DẠNG NGUYÊN TỐ (Ca++) chứ không phải MUỐI CANXI.

Hấp thụ canxi qua đường tiêu hóa từ 2 nguồn: thực phẩm và thuốc bổ sung (nếu cần).

Thải trừ canxi qua 2 đường:

  • Tiêu hóa: 800mg/ngày
  • Nước tiểu: 100-300mg/ngày. Canxi được lọc qua cầu thận sẽ được tái hấp thu ở ống thận.

Nếu chế độ ăn uống hàng ngày đảm bảo đáp ứng được nhu cầu canxi rồi thì có thể không cần bổ sung canxi ngoài.

(Xem thêm: 6 cách trị táo bón giúp mẹ bầu đi được luôn trong ngày)

Kiểm tra chế độ ăn uống có đủ canxi không?

Mẹ có thể xem thêm về hàm lượng canxi trong thực phẩm thông dụng: https://drive.google.com/…/12AHlttihmEr7JmSmMNjgRXDv0P…/view

Một số loại thực phẩm giàu canxi nhất:

  • Sữa (cốc 200ml) = 236mg; Sữa chua (100g) = 120mg; Phô mai (100g) ~ 400 – 800mg
  • Cá mè (100g) = 157mg; Các loại ốc (100g) = >1000mgCa/100g; Hến/Ngao (100g) ~100-150mg; Trai (100g) = 668mgCa
  • Lòng đỏ các loại trứng (100g) = >120mg; Đậu nành (100g) = >150mg
  • Trái cây: Cam, dưa bở, đu đủ chín, quất hồng bì, hồng xiêm, lựu, mắc cọp, mơ khô, nho ta, bơ vỏ tím, bơ vỏ xanh,quả cóc, quả trứng gà, sấu chín, quất chín, vú sữa, kiwi… (100g) = 30-60mg
  • Rau mầm (100g) ~157mg
  • Rau cải xoăn, cải chíp, súp lơ xanh, đậu bắp, cà rốt, cải xanh, cải bắp, cải cúc, cải xoong, cải thìa, củ cải trắng, đậu cô ve, đậu hà lan, đậu rồng, giá đỗ, hạt sen tươi, hoa thiên lý, mướp nhật, rau lang, su hào… (100g) = 30-60mg
  • Cần tây, cần ta (100g) = >300mgCa; Lá mơ lông, rau bí, rau đay, rau dền cơm, dền đỏ, dền trắng, rau má, rau mồng tơi, rau muống… (100g) = 100-300mg
  • Các loại hạt (100g): hạt hạnh nhân 250mg, hạt phỉ 187mg, hạt mè 975mg, hạt bí đỏ rang 235mg, hạt dưa hấu rang 237mg
  • Đậu phụ (100g) = 100-200mg; Rong biển (100g) = 150-300mg

Chọn bổ sung canxi nào thì tốt?

Canxi hữu cơ: hàm lượng Ca++ thấp nhưng độ khả dụng sinh học cao. Vì thế dễ hấp thụ, dung nạp mà khi đào thải không gây lắng đọng, không táo bón.

  • Canxi glucoheptonate: 1000mg = 130mg Ca++
  • Canxi glucobionate: 1000mg = 65mg Ca++
  • Canxi gluconate: 1000mg = 93mg Ca++
  • Canxi citrate: 1000mg = 211mg Ca++
  • Canxi acetate: 1000mg = 253mg Ca++
  • Canxi lactate: 1000mg = 130mg Ca++
  • Calcium gluceptate: 1000mg = 82mg Ca++

Canxi vô cơ: hàm lượng Ca++ cao nhưng độ khả dụng sinh học thấp. Do đó rất khó hấp thụ (cần rất nhiều acid dạ dày để hòa tan), trong quá trình đào thải dễ gây lắng đọng, dẫn đến hiện tượng canxi hóa (vôi hóa) mô, sỏi thận, táo bón.

  • Canxi carbonate: 1000mg = 400mg Ca++
  • Canxi cloride: 1000mg = 272mg Ca++
  • Calcium phosphate: 1000mg = 230 – 380mg Ca++

Mẹ đã bổ sung canxi nhưng vẫn bị thiếu?

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi:

  • Lượng canxi ăn vào và khả năng hấp thu của đường ruột.
  • Nồng độ (1-25)-OH Vitamin D: đóng vai trò tạo các nguyên bào xương osteocalcin vận chuyển Ca++ từ máu đến xương) giúp tăng hấp thu ở ruột và tái hấp thu ở thận. Nguồn chính từ dầu gan cá, gan/chất béo động vật, trứng gà, phô mai, sữa…
  • Hormone tuyến cận giáp (PTH) và Calcitonin.
  • Vitamin K2: đóng vai trò kích hoạt ostocalcin liên kết với Ca++ và bảo vệ các thành mạch không bị Canxi hóa. Nguồn chính từ thực phẩm xanh đậm (giàu K1) qua xử lý của vi khuẩn đường ruột tạo ra vitamin K2, hoặc các sản phẩm lên men.

Lưu ý khi bổ sung Canxi

  • Bổ sung canxi dạng tiêm phải tuân theo chỉ định bác sĩ.
  • Điều trị hạ canxi máu phải theo hướng dẫn bác sĩ.
  • Không uống chung canxi với các thực phẩm giàu sắt hoặc thuốc sắt để tránh bị giảm hấp thu.
  • Bổ sung Canxi phải có D3 và K2.

(Xem thêm: Mẹo “lay” bé cử động, xoay người trong bụng mẹ)

Comments are closed.