Hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ từ thực phẩm

Kẽm không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng hấp thu mà còn giảm tỉ lệ ốm vặt ở trẻ. Nhất là giảm nguy cơ khò khè, cúm, cảm lạnh, tránh mắc các bệnh nhiễm trùng… Hàng ngày, mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ từ thực phẩm để đảm bảo nhu cầu của con

Bổ sung kẽm cho trẻ dưới 6 tháng

Dưới 6 tháng, con cần 2mg kẽm mỗi ngày. Với trẻ sơ sinh, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Hàm lượng kẽm trong sữa mẹ cao sau khi sinh và giảm dần trong 6 tháng đầu. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ kẽm cho cả hai mẹ con. 

                                           Dưới 6 tháng, bổ sung kẽm cho trẻ qua sữa mẹ

Bổ sung kẽm cho trẻ từ 6 tháng

Khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho con làm quen với những thực phẩm giàu kẽm. Lúc này, con cần khoảng 3mg kẽm mỗi ngày.

Tùy theo từng tháng tuổi, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm phù hợp, thân thiện với tiêu hóa của con.

1. Hàu

Hàu có thể cho trẻ bắt đầu làm quen từ tháng thứ 10-12. Thử từng chút một để kiểm tra dị ứng.

Hàu là một loại hải sản đứng đầu trong top những thực phẩm giàu chất kẽm, nhưng lại ít calo. Cụ thể, 6 con hàu chứa các thành phần dinh dưỡng bao gồm: Kẽm 32 mg, sắt 42 gam, protein, vitamin, axit béo omega-3, khoáng chất,…. Một khẩu phần ăn với 100 gram hàu thì đã bổ sung kẽm cho trẻ lười ăn hơn 75% nhu cầu hằng ngày cho cơ thể của trẻ.

Đối với thực phẩm này để giữ trọn vị ngon ngọt, mẹ có thể nấu cháo cho con ăn.

2. Thịt 

Thịt bò có thể cho con ăn từ tháng thứ 7-8. Trong thịt bò cũng chứa rất nhiều kẽm. 100 gram thịt bò nấu chín đã chứa tới 12,3 mg kẽm. 

Thịt bò có chứa kẽm tăng hấp thu cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon hơn, cải thiện vị giác của bé. Tuy nhiên bạn không nên ăn loại thịt đỏ này quá nhiều trong tuần để tránh các bệnh tim mạch và tiểu đường.

                       Các loại thịt đỏ là những nguồn thực phẩm chứa nhiều kẽm

Ngoài thịt bò, thịt heo nạc hay thịt gà (cho trẻ ăn từ tháng thứ 7-8) cũng là một món ăn lý tưởng nên có trong thực đơn của trẻ lười ăn.100 gam thịt heo nạc đã qua chế biến cung cấp tới 5 mg kẽm; trong khi đó thịt gà chứa nguồn dinh dưỡng cao, trong đó có kẽm. Ví dụ, 85 gram thịt ở phần đùi của gà đã chứa 3,8 mg loại khoáng chất này.

Xem thêm: Bổ sung kẽm tăng đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

3. Động vật có vỏ giáp xác 

Ngoài hàu thì cua, tôm, sò, hến… cũng là những loại hải sản điển hình giàu chất dinh dưỡng kẽm.Một con cua biển xanh đã chứa hơn 4,6 mg lượng kẽm. Không chỉ có kẽm ra, thịt cua còn bao gồm protein cùng các vitamin khác. Thịt cua giàu chất dinh dưỡng giúp tim và cơ bắp của trẻ hoạt động tốt.

Tuy nhiên, lượng kẽm trong các con động vật có giáp xác rất là lớn nên bố mẹ cần lưu ý chỉ cho con ăn khẩu phần thích hợp để bổ sung kẽm cho trẻ lười ăn an toàn và hiệu quả nhất.

4. Các loại đậu, hạt giàu chất dinh dưỡng cho bé

Các loại đậu cũng là nhóm thực phẩm giàu kẽm. Họ đậu giàu chất xơ, chất sắt và kẽm. Những loại đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu trắng,… còn có màu sắc nổi bật giàu kẽm, giúp kích thích thị giác của trẻ, trẻ ăn ngon hơn.

Chỉ 100g hạt điều đã có tới 5,6 mg hay 37% là kẽm. Các loại hạt khác cũng chứa một lượng lớn kẽm, gồm hạt thông (12% ĐV), 0,9mg trong mỗi 31,1g hạnh nhân, hồ đào (9% ĐV), đậu phộng và quả óc chó (6% ĐV) và hạt dẻ (5% ĐV),….những loại hạt này mẹ có thể cho bé ăn kèm sữa chua hoặc ăn bữa phụ.

Xem thêm: Trẻ không chịu uống kẽm do vị chát phải làm sao

5. Rau củ quả

Đây là nhóm rất cần thiết cho trẻ ăn mỗi ngày. Vì ngoài bổ sung vitamin, chất xơ, một số loại rau như: nấm, bông cải xanh, rau chân vịt, đậu Hà Lan, cải bó xôi, măng tây và tỏi rất giàu kẽm.

          Qủa đậu bắp chứa nhiều kẽm, có thể bổ sung vào thực đơn cho trẻ

Trong 125g rau củ các loại như nấm, măng tây… có chứa khoảng 0,5mg kẽm. Ngoài ra, ngô cũng cung cấp tới 0,7mg và khoai tây hay bí ngô cũng đã chứa 0,6 mg loại dưỡng chất này. Đây sẽ là những nguồn thực phẩm quan trọng để bổ sung kẽm cho bé lười ăn mà lại không chứa quá nhiều calorie.

Hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ từ thực phẩm
Kẽm amin hữu cơ Bisglycinate, có tỷ lệ hấp thu cao hơn 43.4% so với kẽm thông thường

Nếu con lười ăn, ăn kém hấp thu khiến con không nạp đủ nhu cầu kẽm của con hàng ngày… mẹ có thể xem xét bổ sung kẽm dự phòng cho con. Mẹ có thể tham khảo loại kẽm amin hữu cơ Bisglycinate, có tỷ lệ hấp thu cao hơn 43.4% so với kẽm thông thường. Ngoài ra, kẽm amin Bisglycinate còn giảm tình trạng nôn trớ sau uống!