NHỮNG BÀI HỌC VỀ AN TOÀN MÀ MẸ NÊN DẠY CON

Trẻ khi lớn dần cũng đồng nghĩa việc con trở nên tò mò hơn về thế giới quan bên ngoài. Con muốn được khám phá, muốn được giao tiếp, gặp gỡ với nhiều người, nhiều điều thú vị vì khi này bộ não con đang phát triển về nhận thức rõ rệt. Vì đó mà việc ba mẹ cấm con không làm điều này điều nọ thì ko phải là cách hiệu quả, thay vào đó mẹ hãy lắng nghe và dạy bé các kỹ năng cần thiết để bảo vệ mình tốt hơn. Đây là những điều mẹ nên dạy bé từ nhỏ và lớn dần tham gia vào các hoạt động ngoài xã hội.

Những bài học mà mẹ cần dạy cho con từ bé:

  1. Khi bé gặp người lạ rủ đi chơi, cho bánh kẹo/đồ chơi.
  • Việc dặn bé rằng “con gặp người lạ phải tránh xa” đó là câu nói bé rất dễ hay quên, mẹ có thể lấy ví dụ cụ thể và cho con xem vài video bé bị lạc mẹ, bị người lạ dẫn đi và khóc tìm mẹ. Để con hiểu rằng khi ko có ba mẹ đi theo người lạ sẽ có thể lạc đường về và đó là việc ko an toàn.
  • Khi có người lạ kéo tay lôi đi: Dạy bé hãy hét thật to, kêu “cứu” để mọi người nghe được và giúp con
  • Khi không có ba mẹ bên cạnh: Nếu con gặp bất kể ai lạ lại chào hỏi và cho con bánh kẹo, đồ chơi thì ko đáp lời và chạy đến nhà dân gần đó, hét lên “không quen, con không biết cô/chú, cô/chú đi ra đi”.
  • Mẹ nên dạy bé nhận biết người có thể giúp đỡ mình bằng những hình ảnh trong sách, báo, tivi như: cảnh sát mặc đồng phục xanh/vàng, nhân viên trong cửa hàng, cô giáo, người có bế theo em bé, trẻ con…. để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp nguy hiểm

  1. Khi tan học ba mẹ đến đón trễ con phải làm thế nào?
  • Nhiều trẻ có thói quen chờ ba mẹ đến đón và thường đi chơi loanh quanh ngoài cổng trường, điều đó rất nguy hiểm nếu có kẻ xấu muốn lợi dụng việc bé không có người thân bên cạnh. Mẹ hay hướng dẫn và dặn con mỗi ngày trước khi đến trường rằng “hôm nay nếu mẹ đến đón trễ, con hãy chơi trong sân trường hoặc ra chõ bác bảo vệ chơi, ko theo bất kể ai lạ và chờ mẹ đón nhé”. Ba mẹ lặp lại câu nói trong nhiều ngày và đến đón và đứng quan sát từ xa xem con có ghi nhớ lời dặn ko. 
  • Cùng với đó thay vì đón con về luôn mẹ cũng nán lại chơi cùng con và chỉ cho con chơi khi chờ mẹ đón. Để trẻ quen với việc nên chơi ở khu vực nào an toàn và chờ mẹ ở đâu để mẹ có thể đến tìm mình ở đó. 
  • Việc ba mẹ ko cấm đoán bằng mệnh lệnh mà hướng dẫn dặn dò thì bé sẽ có cơ hội thực hành tốt hơn. Bởi tâm lý trẻ khi càng cấm con càng tò mò và muốn làm hơn là việc hướng dẫn bằng lời nói và hành động.

  1. Trẻ khi đi chơi nơi đông người như khu vui chơi ở siêu thị nên làm gì?

Khi bé vui chơi ở công viên hay khu vui chơi, ban đầu bé sẽ luôn quan sát xem mẹ có ở đó không vì bé sẽ thấy an tâm rằng “mẹ ở đó” và cảm thấy thoải mái để vui chơi. Tuy nhiên, về sau khi đã chơi quá vui con có thể tự đi chỗ này chỗ kia và đôi khi đi lạc vì tò mò nhiều thứ hay ho khác . Khi này mẹ hãy dạy để bé hiểu

  1. Vị trí mẹ ngồi chờ bé khi chơi xong
  2. Giới hạn thời gian chơi và thông báo việc hết giờ chơi sẽ phải rời đi

VD: Khi cho em bé đi chơi khu vui chơi con có thể chơi thỏa thích nhưng ko nên đi khỏi khu vực chơi này vì mẹ sẽ khó tìm con, và con có 20p để chơi đến khi chuông ở đồng hồ reo con hãy ra chỗ này tìm mẹ để chúng ta ra về…

=> Khi này bé sẽ hiểu rằng mẹ cho mình chơi tự ý và mẹ sẽ chờ nhưng hết giờ mẹ sẽ rời đi, bé sẽ hiểu thời gian mẹ quy định bằng đồng hồ. 

=> Trường hợp nói nhiều lần nhưng bé ko nghe lời vẫn đi chơi xa, chơi quá giờ ko chịu ra tìm mẹ. Mẹ hãy dọa lần sau bé còn như vậy sẽ ko được đi nữa hoặc rời vị trí chờ và âm thầm quan sát con từ xa để bé lo lắng 1 lúc khi ko thấy mẹ. Việc ko thấy mẹ ngồi ở đó con sẽ bắt đầu sợ và hiểu rằng mình sẽ lạc mẹ nếu chơi quá xa. Khi này bé sẽ học được bài học cần phải chơi gần và làm theo quy tắc thời gian để tránh lạc mẹ

Ba mẹ khi cho bé đi chơi ở nơi đông người như công viên luôn phải đặt ra quy định và nhắc nhở mỗi khi được đi chơi để con nhớ và hiểu rằng:

  • Mình được chơi trong bao lâu và chơi những trò nào nên chơi, trò nào ko được chơi
  • Tuân theo quy tắc thời gian ba mẹ cho phép khi nào nên về
  • Thái độ lịch sự khi chơi: ko đán.h bạn giành đồ chơi, xếp hàng và phải cám ơn 
  1. Dạy bé bảo vệ cơ thể khi có ai đó đụng chạm, xâm phạm đến.

Mẹ có thể bắt đầu dạy con cần bảo vệ vùng kín, nhạy cảm của mình đối với người lạ, kể cả thầy cô giáo khi có đụng chạm vào các vùng như (ngực, mông, bộ phận sinh dục) 

 

Mẹ có thể lấy ví dụ để bé hiểu như:

  • Khi ai đó bắt bé tụt quần như hình thức phạt đòn, con hãy hét lên và nói “ tránh xa cháu, tụt quần là xấu hổ, vô duyên”
  • Khi người lớn như cô gì chú bác hàng xóm qua chơi trêu nghịch “cho cô xem tý xem lớn chưa nào, hoặc đụng chạm vào”. Con cần tránh và chạy đến nói với ba mẹ ngay. 
  • Khi bé lớn hơn có thể nhận diện hình ảnh và hiểu mẹ có thể dùng hình ảnh trên sách, báo để phân biệt cho con những vùng nhạy cảm cần bảo vệ, đó là riêng tư không ai chạm được ngoài ba mẹ và khi đến bệnh viện được các bác sĩ khám. 
  • Dạy bé tránh bằng cách nói KHÔNG, và chạy đi tìm người khác để nhờ giúp đỡ.