DẤU HIỆU TRẺ CÓ TẬT VỀ MẮT

Trẻ em ngày nay được tiếp xúc nhiều với tivi, điện thoại nên dễ mắc các tật khúc xạ về mắt. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo trẻ có tật về mắt bố mẹ cần lưu ý để đưa con đi khám sớm.

NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN TẬT VỀ MẮT Ở TRẺ

Thời buổi hiện đại, có nhiều hình thức giải trí thú vị, nhất là trên tivi điện thoại. Thành ra bố mẹ ông bà mà bỏ bẵng con cháu cái là các bé mới có 2-3 tuổi đã ngồi xem tivi ipad cả tiếng đồng hồ không nghỉ. Kiến thức nhiều hơn đâu chưa thấy, thấy cái trước mắt là các bé chậm tương tác, nhiều bé chậm nói và rất hại mắt.

Thử nhìn một vòng xung quanh chúng ta, giờ trẻ con mới học mẫu giáo đã phải đeo kính dày cộp rồi. Đấy là bố mẹ còn phát hiện sớm cho đi khám mà đeo kính sớm. 

Độ tuổi trẻ nhỏ có tật về mắt và phải đeo kính ngày càng nhỏ
Độ tuổi trẻ nhỏ có tật về mắt và phải đeo kính ngày càng nhỏ

Chị Nguyễn Thanh Hương (35 tuổi, Sài Gòn) chia sẻ, con trai chị 3 tuổi có biểu hiện tự nhiên mắt bị lác. Ban đầu bố mẹ tưởng con nghịch ngợm làm trò. Nhưng sau đó thấy con mãi không cải thiện, chị cho con đi khám thì được thông báo con bị loạn thị nặng dẫn đến tình trạng này.

Nguyên nhân chủ yếu trẻ bị mắc tật về mắt là do trẻ xem tivi, điện thoại trong thời gian dài thường xuyên; trẻ xem ở cự li gần; đọc sách truyện, học tập ở nơi thiếu ánh sáng; ngồi học sai tư thế.

DẤU HIỆU BÁO HIỆU TRẺ CÓ TẬT VỀ MẮT

Hiện nay tỉ lệ mắc các tật về mắt rất cao, không chỉ riêng thành thị mà ở các vùng nông thôn cũng thế, mà độ tuổi thì ngày càng nhỏ. Thời ông bà ta thì già mới phải đeo kính lão, giờ các cháu bé tí cũng đeo cả rồi. Thường thì tật về mắt này nó biểu hiện từ từ, chỉ khi nó ảnh hưởng đến sinh hoạt rồi thì mình mới phát hiện ra. 

Nếu con có các biểu hiện như dưới đây, mẹ cần đưa con đi khám mắt càng sớm càng tốt:

Trẻ có thể nheo mắt khi nhìn xa hoặc đọc quá gần mặt trẻ, các dấu hiệu có thể chỉ ra các vấn đề thị lực của trẻ bao gồm:

– Trẻ hay phải nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi đọc hoặc xem 

– Trẻ hay dụi mắt, chảy nước mắt

– Mắt trẻ bị đột nhiên bị lác, nhạy cảm với ánh sáng hơn

– Thường xuyên ngồi gần tivi hay cúi gằm xuống khi xem truyện, sách

–  Trong quá trình đọc bài hay truyện, trẻ làm mất vị trí khi đọc, khi trẻ đọc (đọc to hay đọc thầm) chúng có thể khó nhìn theo vị trí trên trang giấy.

Dụi mắt, nheo mắt khi xem tivi, đọc sách là biểu hiện trẻ có nguy cơ bị tật về mắt
Dụi mắt, nheo mắt khi xem tivi, đọc sách là biểu hiện trẻ có nguy cơ bị tật về mắt

PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH VỀ MẮT CHO TRẺ 

Để bảo vệ đôi mắt của con trẻ, mẹ lưu ý những điều sau:

– Hạn chế thời gian trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính… Tivi không phải là vú em, không có trách nhiệm trông con cho bố mẹ, ông bà bận việc của mình. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử trên là nguyên nhân khiến thị lực suy giảm đáng kể. Khi sử dụng thiết bị điện tử, trẻ cần để xa để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.

– Phòng học của trẻ cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ ánh sáng, không để trẻ ngồi ngược sáng, đọc truyện, xem tivi trong không gian thiếu sáng.

– Nếu trẻ đã đi học, hướng dẫn con ngồi đúng tư thế, trong đó đảm bảo khoảng cách từ mắt tới trang vở ít nhất 30cm: ngồi thẳng lưng, tránh tình trạng gù hoặc ngồi rướn, gây cảm giác khó chịu…Trẻ cũng không nên ngồi học quá lâu, cần kết hợp cho mắt nghỉ ngơi sau khoảng 1h học bài.

– Thói quen dụi mắt chính là “cơ hội tốt” cho các vi khuẩn có hại lây lan dẫn đến việc mắc một số bệnh nhiễm trùng như viêm kết mạc. Do đó, mẹ cần dạy trẻ hạn chế dụi mắt, nếu có cần vệ sinh tay trước khi dụi.

– Nên cho bé đeo kính bảo hộ khi đi trên đường đầy bụi bặm, đi bơi hoặc để tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại hóa chất, thuốc xịt côn trùng khác nhau. Khi đi dưới trời nắng, bạn nên cho con đeo kính mát và đội mũ, nhất là mũ rộng vành nếu thấy cần thiết.

Đeo kính cho trẻ khi phải ra ngoài trời nắng, đi đường có nhiều khói bụi
Đeo kính cho trẻ khi phải ra ngoài trời nắng, đi đường có nhiều khói bụi

– Cùng với hoạt động chăm sóc mắt hàng ngày, mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp duy trì trạng thái sáng khỏe cho đôi mắt. Cần tăng cường cho trẻ chế độ ăn giàu vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm như gan, cá, tôm, thịt, trứng, sữa, rau củ, trái cây…; các loại ngũ cốc giàu vitamin E để củng cố vỏ nhãn cầu, phòng ngừa cận thị. Trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi mẹ nhớ con uống vitamin A liều cao 1 năm 2 đợt vào 1.6 và 1/12 tại các cơ sở trạm y tế nơi cư trú.

Với bé không được bổ sung vitamin A liều cao tại địa phương, bé đang trong độ tuổi ăn dặm từ 6 tháng trở lên cần được bổ sung nguồn vitamin A thường xuyên thông qua chế độ ăn uống. Vitamin A từ thực phẩm nguồn gốc động vật sẽ hấp thu tốt hơn vitamin A có nguồn gốc thực vật. Sử dụng thực phẩm giàu vitamin A cần đi kèm với chế độ ăn đủ chất béo trong khẩu phần để vitamin A hấp thu được dễ dàng. Trường hợp con kén ăn, ăn ko đa dạng mẹ cân nhắc bổ sung vitamin tổng hợp cho con.

Xem thêm: Bác sĩ Mỹ chia sẻ cách bổ sung vitamin tổng hợp cho trẻ

Thiếu vitamin A liều cao thì bổ sung hằng ngày như thế nào?

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, ngay từ khi con còn nhỏ mẹ hãy chú ý giúp con bảo vệ mắt để luôn sáng trong, khoẻ mạnh nhé!