Mẹ có biết kẽm là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển về cả thể chất và trí tuệ của trẻ. Con bị thiếu kẽm là nguyên nhân chủ yếu khiến con còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ. Vì vậy việc nhận diện các dấu hiệu thiếu kẽm và bổ sug kẽm đầy đủ là biện pháp tốt nhất để bảo vệ và duy trì sức khỏe toàn diện cho con.
Danh Mục
Báo động tình trạng thiếu kẽm tại Việt Nam
Tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em đang là một vấn đề đáng lo ngại tại Việt Nam. Thống kê cho thấy rằng, trong mỗi 10 trẻ dưới 5 tuổi, có đến 7 trẻ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt kẽm.
Đối với phụ nữ mang thai, có đến 8 trong 10 bà mẹ có thai đang gặp vấn đề về lượng kẽm cần thiết. Tỷ lệ thiếu kẽm đặc biệt cao ở phụ nữ mang thai, chiếm 80,3%, ở phụ nữ tuổi sinh đẻ với tỷ lệ là 63,6%, và trẻ em dưới 5 tuổi có đến gần 70% bị thiếu kẽm.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chế độ ăn của người Việt hiện nay đang thiếu hụt những thực phẩm giàu kẽm. Đặc biệt, đối với trẻ em, đây là nhóm đối tượng thường xuyên biếng ăn, khiến cho tình trạng thiếu hụt kẽm ở trẻ em Việt ngày càng tăng cao.
Những dấu hiệu con bị thiếu kẽm mẹ chớ bỏ qua!
Trẻ bị thiếu kẽm thường thể hiện qua nhiều biểu hiện như chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ hoặc vừa, chậm phát triển chiều cao,… Những biểu hiện cụ thể khác bao gồm chán ăn, giảm bú, chậm tiêu hóa, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.
Thiếu kẽm còn gây ra các vấn đề liên quan đến hoạt động của não khiến trẻ lúc nào cũng trong trạng thái mơ màng chậm chạp, rối loạn về vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm nghiêm trọng còn gây ra các vấn đề về tâm thần như khuyết tật và bại não,…
Ngoài ra, thiếu kẽm cũng có thể dẫn đến các vấn đề nhiễm trùng bao gồm viêm mũi họng và viêm phế quản tái đi tái lại ở đường hô hấp. Trẻ thiếu kẽm thường dễ mắc vấn đề viêm nhiễm khác như viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn mủ, và viêm niêm mạc. Ngoài ra, thiếu hụt kẽm khiến vết thương của trẻ lâu lành, dễ bị dị ứng, tóc giòn và dễ gãy, móng yếu,…
Thiếu kẽm ảnh hưởng đến con như thế nào?
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch. Vì vậy trẻ bị thiếu hụt kẽm thường dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, cảm lạnh và cúm do hệ thống miễn dịch suy yếu. Thiếu kẽm cũng khiến cho da đầu và tóc của trẻ yếu, khô và dễ gãy rụng.
Không chỉ vậy, kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập và trí nhớ của trẻ. Thiếu hụt kẽm có thể làm suy giảm trí nhớ và gây tổn thương cho hệ thống thần kinh của trẻ sau này. Thiếu kẽm còn gây ảnh hưởng đến các giác quan như vị giác và khứu giác, làm mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Đối với trẻ em, sự thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến việc trẻ biếng ăn dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao,….
Con bị thiếu kẽm nên bổ sung thế nào cho hợp lý?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), nhu cầu về kẽm của trẻ phụ thuộc vào từng độ tuổi cụ thể.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, lượng kẽm cần là 2mg kẽm/ngày. Trong giai đoạn này, lượng kẽm mà con nhận được chủ yếu đến từ sữa mẹ do đó, mẹ cần chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu kẽm như tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò…để đáp ứng đủ nhu cầu kẽm cho con.
Khi trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi, lượng kẽm cần thiết mỗi ngày tăng lên là 3mg. Trong giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu ăn dặm nhưng chưa ăn được nhiều nên nguồn cung cấp kẽm chủ yếu cho trẻ vấn đến từ sữa mẹ. Tuy nhiên lượng kẽm trong sữa mẹ khá thấp chỉ 1,35mg kẽm/ lít vì vậy sữa mẹ không cung cấp đủ kẽm cho trẻ. Từ giai đoạn này ngoài việc bú sữa mẹ, mẹ cần cho con uống thêm kẽm để con phát triển khỏe mạnh nhất.
Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi, lượng kẽm cần thiết mỗi ngày cũng là 3mg. Đây là độ tuổi mà trẻ bắt đầu hình thành thói quen và sở thích ăn uống. Đôi khi trẻ trở nên khó tính hơn trong ăn uống, trẻ kén ăn, chán ăn,…. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ chế độ ăn hàng ngày. Do đó, ngoài việc cung cấp kẽm thông qua thức ăn, mẹ cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung kẽm để kích thích khẩu vị của trẻ và hỗ trợ trẻ phát triển tối ưu.
Con bị thiếu kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và tâm lý cho trẻ. Vì vậy, việc quan sát và bổ sung kịp kẽm cho bé là rất quan trọng. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn, cha mẹ cũng có thể sử dụng thực phẩm hỗ trợ chứa kẽm như Kẽm Bearikids để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.