Rất nhiều mẹ lúng túng, hoảng sợ khi con sốt co giật vì không biết xử lí như thế nào cho đúng. Xử lí sai sẽ khiến con nguy kịch hơn và để lại biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ hướng dẫn mẹ xử lí sốt co giật cho con đúng cách, kịp thời và an toàn.
Danh Mục
Làm sao để nhận biết con sốt co giật
Rất nhiều phụ huynh đang hiểu sai về trường hợp trẻ bị co giật do sốt, dẫn đến xử lí sai cách. Vậy, các mẹ phải tìm hiểu rõ ràng về nguyên nhân của hiện tượng này là gì nhé!
Sốt vốn dĩ là một trong những phản ứng thông thường của cơ thể khi bị nhiễm virus, vi khuẩn, nhiễm các loại ký sinh trùng, một số bệnh tự miễn hoặc một số bệnh lý ác tính khác…
Hiện tượng co giật do sốt ở trẻ có thể xảy ra ở bất cứ đâu như tại nhà, trường học hay trong bệnh viện. Tất cả những biểu hiện của sự co giật do sốt đều khiến các mẹ lo lắng, không kiểm soát được bình tĩnh và hoảng sợ.
Mẹ cần phân biệt rõ các mức độ nhiệt của con để biết khi nào trẻ sốt cao nguy hiểm
Nhận biết các mức độ sốt ở trẻ
Các mẹ phải nắm rõ các mức độ nhiệt nào là sốt vừa, sốt nặng để cho con uống thuốc kịp thời.
- Khi nhiệt độ cơ thể của trẻ > 37,5 độ C nghĩa là trẻ đang sốt vừa
- Trẻ có nhiệt độ từ 37.5 đến 38 độ C được coi là sốt nhẹ.
- Nhiệt độ cơ thể ở từ 38 – 39 độ C tức là sốt vừa.
- Nhiệt độ từ 39 – 40 độ C trẻ đang sốt cao.
- Khi nhiệt độ cơ thể > 40 độ C là trẻ đang sốt rất cao.
Khi nào trẻ sốt co giật
Con co giật sốt là những cơn co kịch phát và nhịp điệu theo từng hồi. Cơn co có biểu hiện bằng các cơn co cứng hoặc những cơn co giật do sốt hoặc các nguyên nhân khác gây nên.
Sốt co giật thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Theo đó, các cơn co giật sốt sẽ gồm cả cơn co giật kịch phát và nhịp điệu theo từng hồi. Đối tượng trẻ em trong độ tuổi này thường không có biểu hiện của nhiễm trùng thần kinh trung ương hay rối oạn chuyển hóa cấp tính.
Mẹ cần nắm rõ 2 loại co giật do sốt là co giật đơn giản &co giật phức tạp:
- Cơn co giật đơn giản: Là cơn co giật toàn cơ thể với biểu hiện co cứng cơ và tăng trương lực. Thường thời gian co giật một đợt kéo dài khoảng 15 phút. Sau cơn co, trẻ sẽ không có rối loạn tri giác hay bất cứ dấu hiệu khác thường nào về thần kinh.
- Co giật do sốt ở thể phức tạp: Thường đây là những cơn co giật khu trú. Khoảng thời gian co giật có thể kéo dài > 15 phút. Trong một ngày, trẻ có thể có 02 cơn co giật trở lên.
Nguyên nhân nào khiến con sốt co giật
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng sốt cao và co giật ở trẻ, cha mẹ cần phải hiểu rõ nguyên nhân để biết cách xử lý khi trẻ bị sốt cao và co giật. Theo các chuyên gia y tế, độ tuổi thường gặp phải hiện tượng này là từ 12 – 18 tháng và phổ biến nhất ở trẻ từ 12 – 30 tháng tuổi. Nhiệt độ sốt có thể gây ra co giật khi trẻ sốt > 39 độ C và hiện tượng co giật phụ thuộc vào ngưỡng nhiệt độ của trẻ.
Các bệnh viêm nhiễm cũng là một nguyên nhân thường gặp khi trẻ bị sốt cao, bao gồm viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp trên, bệnh lỵ, thương hàn và sốt phát ban. Yếu tố gene hay trẻ bị sốt cao sau khi tiêm chủng cũng có thể gây ra hiện tượng sốt cao và co giật.
Một yếu tố khác là mẹ sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích trong thời kỳ mang thai (hút > 10 điếu thuốc lá/ngày) có thể khiến trẻ sinh ra bị sốt cao co giật, thiếu sắt, suy dinh dưỡng bào thai, nồng độ Ferritin huyết thanh thấp,…
Khi trẻ bị sốt cao và co giật, cha mẹ cần xử lý ngay lập tức bằng cách:
- Đặt trẻ nằm nghiêng một bên, không để đầu gập xuống để dễ thở.
- Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát và sạch sẽ, nới lỏng hoặc cởi bỏ bớt quần áo và không đắp mền cho trẻ.
- Đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn trẻ nếu sốt trên 38 độ C, tùy vào cân nặng của trẻ mà sử dụng thuốc hạ sốt với liều thích hợp (thông thường 10 – 15mg/kg/lần).
- Chườm mát bằng cách nhúng khăn sạch vào nước ấm và vắt khô để đặt ở nách, háng, sau mang tai trẻ và thay khăn chườm mát liên tục để nhiệt độ cơ thể trẻ giảm nhanh.
- Đặt khăn mềm hoặc gạc sạch giữa 2 hàm răng để tránh cắn vào lưỡi.
- Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử lí và cấp cứu.
Những điều không nên làm khi trẻ nhỏ bị co giật do sốt:
Khi trẻ nhỏ bị co giật do sốt, cha mẹ cần giữ bình tĩnh để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp và tuyệt đối KHÔNG NÊN thực hiện các hành động sau:
- Cho trẻ uống bất cứ thứ gì (bao gồm cả thuốc) vì có thể gây sặc và khó thở.
- Cố gắng kìm hãm trẻ.
- Sử dụng sức lực để kìm lại cơn co giật của trẻ vì có thể làm trẻ bị chấn thương cơ thể.
- Cho tay vào miệng trẻ để tránh bị cắn và đảm bảo vệ sinh.
- Sử dụng nước đá hoặc cồn để lau cho trẻ
Phụ huynh cần nắm rõ những bước xử lí khi trẻ bị sốt cao co giật để tránh gây nguy hiểm cho con
Cha mẹ cần ghi nhớ những điều sau nếu trẻ bị co giật:
- Đầu tiên, cần xác định hoàn cảnh và điều kiện khi trẻ bị co giật và khi cơn co giật kết thúc.
- Ghi nhớ khoảng thời gian trẻ bị co giật.
- Cần biết trẻ bị co giật bao nhiêu lần và mỗi lần kéo dài bao lâu.
- Cần biết cơn co giật của trẻ ảnh hưởng đến bộ phận nào của cơ thể: toàn thân, tay, chân, mắt, miệng, nửa người hay chỉ một bộ phận nào đó.
- Hỏi trẻ có gặp các biểu hiện bất thường nào trước khi co giật như đau đầu, nôn mửa hay ăn uống thứ lạ không?
- Kiểm tra xem trẻ có vận động bình thường sau khi co giật hay không.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm, bố mẹ không được chủ quan mà cần đưa con ngay tới cơ sở y tế chuyên khoa để được cấp cứu, thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh cơn co giật khi con bị sốt
Để phòng tránh cơn co giật khi con bị sốt, cha mẹ nên lưu ý các điều sau đây:
- Không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ bị sốt để biết được nguyên nhân và cách phòng tránh những cơn co giật ở trẻ.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc các chất điện giải để bù nước khi trẻ bị sốt.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng đãng và không nên ủ ấm trẻ.
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ.
- Lau người cho trẻ bằng nước ấm để hạ sốt khi thân nhiệt của trẻ lớn hơn 39 độ C.
- Khi trẻ bị co giật do sốt cao, cha mẹ nên hết sức bình tĩnh để chăm sóc trẻ đúng cách và sau khi bé hết cơn co giật cần đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị từ sớm
Xem thêm: