Con lười ăn, chậm lớn và bí quyết giúp con tăng cân từ sản phẩm thiên nhiên

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề nhức nhối của các bậc cha mẹ khi nhìn con gầy gò, ốm yếu, phát triển không tốt so với bạn bè đồng trang lứa. Nhiều phụ huynh thường tìm đến các giải pháp bên ngoài như ép ăn. Điều quan trọng nhất để tìm lại “khẩu vị” cho con chính là giúp con có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh tự nhiên, bền vững.

Bé biếng ăn – Nỗi buồn của ba mẹ

Không khó để bắt gặp rất nhiều trường hợp  bé lên 2, lên 3 tuổi rồi mà mỗi bữa ăn các bậc phụ huynh đều phải chiến đấu với con hàng giờ đồng hồ dùng đủ mọi phương pháp: từ “nhồi nhét” đến cho đi ăn rong, xem/chơi điện thoại,… khiến cho việc ăn uống trở nên rất thụ động.

Trẻ không có hứng thú trong ăn uống sẽ ngày càng biếng ăn hơn, cân nặng từ đó cũng giảm đi. Con càng gầy, mẹ càng lo lắng. Phải làm sao cho con hết biếng ăn để phát triển toàn diện?

Hiểu gốc rễ vấn đề để hoá giải chứng biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn xảy ra do nhiều nguyên nhân như tâm-sinh-bệnh lý và mỗi loại cần một cách xử lý riêng biệt.

Theo Bệnh Viện Nhi Trung Ương, biếng ăn tâm lý thường xảy ra khi trẻ có cảm giác bị ép buộc vào một khuôn khổ nào đó như: phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, phải mang khăn ăn, bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định, không khí bữa ăn căng thẳng, kể tội hoặc nói xấu trẻ trong bữa ăn. Trẻ sẽ có phản ứng với nỗi sợ bằng cách từ chối ăn, không nhai, ngậm, thậm chí là bỏ chạy khi tới giờ ăn.

Biếng ăn sinh lý thường xảy ra ở những mốc quan trọng trong quá trình phát triển của con như khi học lẫy, bò, mọc răng…Đó là giai đoạn trẻ đang mải khám phá khả năng của cơ thể, học và luyện tập những kỹ năng mới nên không chú tâm đến việc ăn uống. Giai đoạn này thường gặp ở trẻ 3 – 4 tháng, 9 – 12 tháng, 16 – 18 tháng sau đó, trẻ sẽ quay lại ăn uống bình thường.

Biếng ăn bệnh lý rất dễ gặp phải ở trẻ. So với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ còn rất non nớt nên chưa có nhiều cơ chế bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virút. Vì vậy, các bé dễ bị ho, sốt, mệt mỏi do nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi) hoặc hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột,…). Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, hàm lượng các vitamin và khoáng chất bị mất đi rất lớn, đặc biệt là vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, kẽm, magie,… làm trẻ lười ăn hoặc không muốn ăn. Bên cạnh đó, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh, dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, gây chướng bụng, khó tiêu và chán ăn, ăn không ngon miệng, thức ăn không tiêu, dễ bị đầy bụng…Ở trường hợp này, để phòng tránh cũng như khắc phục tận gốc chứng biếng ăn bệnh lý, mẹ cần giúp bé có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh – Bí quyết cho bé ăn ngon miệng, phát triển nhanh.

Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh sẽ là tiền đề để bé tiêu hoá thức ăn tốt từ đó bé từ đó tạo ra phản xạ đói tự nhiên. Ăn uống trở thành nhu cầu, không còn là nhiệm vụ hay nỗi ám ảnh. Vì vậy xây dựng một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh là chìa khoá hoá giải tình trạng trẻ biếng ăn. Nhiều mẹ thông thái đã khám phá ra phương pháp giúp tăng cường chức năng tiêu hoá của bé đó là kích thích bé vận động nhiều, massage để lưu thông tuần hoàn máu trong cả cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, việc kết hợp cho bé sử dụng các sản phẩm bổ trợ cho hệ tiêu hoá có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng là một trong những phương pháp được nhiều bà mẹ thông thái tin tưởng sử dụng.