Trẻ nhỏ thường hiếu động nô đùa với các bạn nên hay gây ra các vết trầy xước. Thông thường, các vết trầy xước ngoài da ở trẻ sẽ lành lại sau vài ngày, nhưng nếu vết trầy xước lâu lành thì đây là điều đáng lo ngại – một trong những hậu quả của việc con đang thiếu kẽm.
Chế độ ăn của trẻ có bổ sung đủ kẽm?
Chế độ ăn của người Việt cũng đang thiếu trầm trọng những loại thực phẩm giàu kẽm, bên cạnh đó chất lượng mỗi bữa ăn khá thấp. Đặc biệt đối với trẻ em, đối tượng thường gặp thêm tình trạng biếng ăn thì khó tránh khỏi tình trạng thiếu hụt kẽm.
Kẽm vốn là một khoáng chất rất quan trọng trong phát triển và đề kháng của con nhưng chưa được cha mẹ Việt chú trọng.
Kẽm là chất giúp tạo ra các tế bào và enzyme mới, là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch để chống lại các bệnh nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành hơn. Việc tổng hợp – bài tiết hormone tăng trưởng làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn.
Vết thương nhỏ, hậu quả lớn
Các biến chứng của vết thương bị nhiễm trùng có thể thay đổi phạm vi từ tại chỗ đến toàn thân.
Các biến chứng tại chỗ nghiêm trọng nhất của một vết thương bị nhiễm trùng là vết thương chậm lành dẫn đến không lành được. Điều này thường gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày, tâm lý của bé, khiến bé bị sợ sệt, lo lắng.
Nghiêm trọng hơn, các biến chứng toàn thân có thể bao gồm viêm mô tế bào (nhiễm khuẩn da hoặc dưới da), viêm tủy xương (nhiễm trùng xương hoặc tủy xương) hoặc nhiễm khuẩn huyết (sự hiện diện của vi khuẩn trong máu có thể dẫn đến tình trạng viêm toàn thân). Và các mẹ nên nhớ, nhiễm vi khuẩn gây bệnh uốn ván có thể gây tử vong.
Giải pháp phòng chống thiếu thiếu Kẽm ở trẻ em và bà mẹ
- Nên ăn uống đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, khuyến khích sử dụng các thực phẩm giàu kẽm gồm: Các thức ăn từ động vật như hàu, cua bể, thịt bò, tôm, thịt, cá. Các thức ăn này không chứa chất ức chế hấp thu kẽm (và sắt).
- Thay đổi những thói quen ăn uống có lợi cho hấp thu kẽm: tăng cường sử dụng thực phẩm có nhiều vitamin C như rau xanh, hoa quả. Hướng dẫn và khuyến khích các cách chế biến như nảy mầm (giá đỗ), lên men (dưa chua…) vì các quá trình này làm tăng hàm lượng vitamin C và giảm axit phytic trong thực phẩm do vậy làm tăng hấp thu sắt/ kẽm từ khẩu phần. Thay đổi một số thói quen ăn uống có thể làm tăng hấp thu kẽm từ khẩu phần như uống nước chè 1-2 giờ sau ăn.
- Nuôi con bằng sữa mẹ: Tỷ lệ hấp thu kẽm từ sữ mẹ xấp xỉ 54%. Bà mẹ cho con bú trong vòng nửa giờ đầu sau khi sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bú tới 24 tháng.
- Dự phòng và điều trị bệnh liên quan tới thiếu kẽm: Nhiễm khuẩn kéo dài như tiêu chảy, nhiễm giun, bệnh viêm tuỵ, viêm thận…). Phòng chống nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
- Tại cơ sở y tế: Dự phòng và điều trị thiếu kẽm bằng đường uống.
Dự phòng thiếu kẽm
Để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt thì mẹ nên cung cấp cho bé đầy đủ kẽm. Trước tiên, chế độ ăn phải có những thực phẩm giàu kẽm như các loại ngũ cốc dạng nguyên cám, các loại rau xanh, động vật có vỏ…
Liều lượng: Liều bổ sung dự phòng thiếu kẽm tương ứng với nhu cầu sinh lý hàng ngày.
- Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày.
- Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày.
- Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày.
- Phụ nữ có thai 15 – 25mg kẽm nguyên tố/ngày.
Liệu trình có thể dùng theo từng đợt từ vài tuần đến vài tháng, đặc biệt cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, trẻ bú mẹ nhân tạo, trẻ đẻ non nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai, phụ nữ mang thai, cho con bú.