CON BIẾNG ĂN HAY ỐM VÌ LÝ DO MÀ 90% PHỤ HUYNH COI THƯỜNG

Rất nhiều mẹ bỉm gửi câu hỏi cho Century Trung tâm sức khoẻ nhi khoa về vấn đề con biếng ăn hay ốm. Trung tâm có làm một khảo sát nho nhỏ. Kết quả thật đáng bất ngờ: 41% vấn đề xuất phát từ tiêu hoá, 29% do việc sử dụng thuốc bừa bãi (cũng ảnh hưởng tới tiêu hoá), 27% trường hợp do thiếu vi chất, 3% do các lý do khác.
Thế nhưng đến 90% phụ huynh coi nhẹ. Con chỉ cần KHÔNG TIÊU CHẢY, KHÔNG SỐNG PH N, KHÔNG TÁO… là tưởng con mình tiêu hoá tốt.
Thực ra hiểu biết của phụ huynh về hệ tiêu hoá còn quá ít. Rất nhiều trường hợp trẻ biếng ăn, chậm tăng cân chúng tôi phải yêu cầu bệnh nhân làm cặn dư phân dù trẻ đi 1 lần/ngày, phân khuôn, vàng. Không ít trẻ ra kết quả có hạt mỡ, tinh bột, cellulose … Nhiều khi cha mẹ băn khoăn “Ôi em rất chú trọng cho con ăn tôm, cua hải sản, sữa non, bé cũng ăn được, đi ngoài ngày 1 lần, mà sao con em mãi không tăng cân?”. Đó là vì lý do KHÔNG HẤP THỤ. Các enzym tiêu hoá tiết ra không đủ hoặc không đều khiến cho dinh dưỡng đều bị thải qua phân. TRẺ CÓ ĂN CŨNG KHÔNG CÓ LỚN.
TIÊU HOÁ không chỉ là liên quan đến ĂN UỐNG, mà còn liên quan trực tiếp đến MIỄN DỊCH. Không cần số liệu khoa học chỉ ra, chúng ta vẫn thấy người nào có TIÊU HOÁ KHOẺ thì thường ít ốm đau. Ở trẻ cũng vậy. Tế bào miễn dịch phân phối toàn bộ cơ thể nhưng đến 85% các tế bào lympho này lại trú ngụ ở hệ tiêu hoá. Hệ tiêu hoá yếu, niêm mạc kém thì các tế bào miễn dịch cũng rất nghèo nàn, thưa thớt…. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng chứng minh, các vi khuẩn có lợi ở hệ miễn dịch có khả năng sản xuất các chất kháng khuẩn tự nhiên như kháng sinh, tiêu diệt mầm bệnh. Hoặc một số chủng vi sinh đặc biệt khác còn sản sinh ra được vitamin cho cơ thể. Có vô vàn các nghiên cứu chứng minh hệ vi sinh đường ruột có vai trò HÔ MƯA GỌI GIÓ với sức đề kháng tự nhiên của cơ thể trẻ.
Nhưng có lẽ, bước tiến lớn nhất của loài người là chứng minh được, hệ tiêu hoá CHÍNH LÀ BỘ GEN THỨ 2 CỦA LOÀI NGƯỜI. Các bệnh lý như huyết áp, tiểu đường, tim mạch, dạ dày … không được tìm thấy trên ADN của người con, nhưng lại thấy trong hệ vi sinh đường ruột của con so với cha mẹ. Thậm chí những người cùng huyết thống với nhau mang những đặc điểm tương tự nhau được quy định trên bộ gen này.
Tôi thành thật khuyên phụ huynh, hãy chăm hệ tiêu hoá như phụ nữ chăm sóc da mặt vậy! Hàng ngày nào tẩy trang, rửa mặt, bôi kem dưỡng ẩm, hàng tuần đắp dưa leo, massage … thế nào thì chăm hệ tiêu hoá như vậy. Một cái là đối diện với ánh nắng mặt trời, bụi bặm, một cái là đương đầu với cả đủ loại thức ăn, hoạt động ngày đêm không nghỉ, chưa kể đôi khi còn xúc xích, đồ ăn nhanh, kháng sinh như cơm bữa… Đôi khi, chính nguồn nước chứa flo cũng là một áp lực thường trực với hệ tiêu hoá. Lợi khuẩn nào mà sống được nếu
KHÔNG CÓ SỰ CHĂM SÓC CẨN THẬN.
— ĐỪNG:
1. Nóng vội cho trẻ ăn dặm sớm. Thường thời điểm tốt nhất là 6 tháng tuổi.
2. Cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp.
3. Lạm dụng kháng sinh
4. Ăn liên mồm, mà không theo giờ giấc. Hãy cho hệ tiêu hoá nghỉ ngơi, đừng ngại con đói.
— HÃY:
1. Ăn sữa chua, chế phẩm lên men
2. Uống men vi sinh nếu không hàng ngày thì hãy ăn vài ngày trong tuần như mình ăn sữa chua vậy.
3. Uống men vi sinh cách kháng sinh 2h và sau kháng sinh 2 tuần.
4. Ăn nhiều rau củ quả, vì chúng là đồ ăn ưa thích của lợi khuẩn nhưng là thuốc độc của hại khuẩn.