Khi đi tiêm vắc-xin, chúng ta vẫn luôn được bác sĩ hẹn lịch tiêm chính xác theo ngày, vậy nên nhiều mẹ vẫn nghĩ rằng phải tiêm theo đúng lịch thì mới có hiệu quả. Nhưng sự thật có phải như vậy? Nếu tiêm vắc-xin sớm hơn lịch tiêm chủng thì vắc-xin có còn tác dụng? Sự thực là hoàn toàn tiêm được và bác sĩ cũng đồng ý tiêm.
Trường hợp nào có thể tiêm vắc-xin sớm hơn?
Trong thực tế, đôi khi chúng ta buộc phải tiêm vắc xin sớm cho bé như do trong mùa dịch bệnh, nhóm người có rủi ro nguy cơ mắc bệnh cao, do buộc phải di chuyển quốc tế….
Tiêm sớm là sớm bao lâu?
Một số khái niệm trong tiêm chủng các mẹ cần hiểu:
Độ tuổi khuyến nghị (Recommended age): Là ĐỘ TUỔI KHUYẾN NGHỊ nên tiêm cho trẻ trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Độ tuổi tối thiểu (Minimum age): là ĐỘ TUỔI NHỎ NHẤT có thể tiêm cho bé mà được chứng minh là an toàn và có hiệu quả miễn dịch.
Thời gian ân hạn (Grace period): là khoảng thời gian có thể tiêm sớm hơn so với độ tuổi tối thiểu/ khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm.
Theo ACIP (Advisory Committee on Immunization Practices – Uỷ ban tư vấn về thực tiễn tiêm chủng), vắc-xin được tiêm trước khoảng cách tối thiểu hoặc độ tuổi tối thiểu =< 4 ngày được xem là có hiệu lực (không áp dụng với vắc xin tiêm phòng dại).
Ngày thứ 1 được tính ngày trước ngày đánh dấu độ tuổi tối thiểu hoặc là ngày trước ngày khoảng cách tối thiểu (Khoảng cách này không áp dụng đối với vắc-xin dại).
(Xem thêm: Hướng dẫn mẹ bầu bổ sung canxi từ A đến Z)
QUAY LẠI CÂU HỎI:
Theo Pink Book: Phụ lục A: Recommended and Minimum Ages and Intervals Between Doses of Routinely Recommended Vaccines (Độ tuổi và khoảng cách tiêm khuyến cáo và tối thiểu của các văcxin được khuyến nghị) thì
- Độ tuổi tiêm khuyến cáo của 5in1 là: 8 tuần (56 ngày tuổi)
- Độ tuổi tối thiểu để tiêm 5in1 là: 6 tuần (42 ngày tuổi)
Dựa trên thời gian ân hạn: = < 4 ngày tương ứng với sớm nhất không ít hơn 38 ngày tuổi.
Bé này có thể tiêm phòng vào 39 ngày tuổi, MŨI TIÊM CÓ HIỆU LỰC VÀ KHÔNG CẦN TIÊM LẠI. Tuy nhiên nên tiêm tốt nhất vào 56 ngày tuổi trở đi!
Lưu ý: Chỉ nên tiêm sớm khi rơi vào các hoàn cảnh như ở mục “Trường hợp nào có thể tiêm sớm hơn” trong bài viết.
(Xem thêm: Trẻ bị viêm tai giữa rồi có cần tiêm vắc-xin phế cầu?)