CHUYỆN CÂY BÁCH BỘ – “SÂM” TRỊ HO HUYỀN THOẠI

Bách bộ hay còn có tên gọi khác nhau theo từng vùng miền như Sâm cao (Sâm cau), Dây ba mươi, Dây đẹt ác… Phần rễ củ của cây có 10 củ, 20 củ, 30 củ hoặc có thể hơn 100 củ nên vị thuốc này mới có tên là Bách bộ.

Cây bách bộ mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc nước ta. Hiện nay cây mọc nhiều ở các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Thái Nguyên, Phó Thọ, Lai Châu… Vị thuốc này dễ bị nhầm lẫn với các loại sâm “bồi bổ sinh lực” đắt tiền quý hiếm khác như: Đảng sâm, sâm Ngọc Linh…

Đặc tính của của Bách bộ dùng làm thuốc có vị ngọt, đắng, tính ấm, có tác dụng ôn phế, sát trùng, bổ phổi chữa ho.

Vị thuốc này từ lâu đã được sử dụng để trị ho rất hiệu quả. Là một vị thuốc rất quý, tuy nhiên dân ta vẫn rất ít người biết vào sử dụng vị thuốc này. Đặc biệt, thời gian qua củ bách bộ đã bị người nước ngoài sang thu mua rất ráo riết khiến trữ lượng củ ngoài tự nhiên giảm đi rất nhiều.

️Siro ho thảo dược của HERBI KOUGH được điều chế với củ Bách bộ, ép lấy tinh chất thành cao đậm đặc để sử dụng cho sản phẩm với công dụng trực tiếp sát khuẩn vòm họng là môi trường thụ bệnh, điều hòa phế khí, thận khí, cải thiện tình trạng ho cho trẻ và người lớn.

Trong điều trị Đông y, bách bộ là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều, cha mẹ có thể tham khảo:

+ Chữa trẻ nhỏ ho sốt (phế nhiệt): bách bộ, bối mẫu, cát căn, thạch cao mỗi vị đều 30g. Tán bột, mỗi lần dùng 12g. Ngày 2 lần.
+ Trị ho lâu ngày: bách bộ (rễ) 80g, giã vắt nước. Sắc lại cho dẻo quánh. Mỗi lần uống 1 muỗng canh, ngày 3 lần.
+ Trị ho nhiều: dùng bách bộ (cả dây lẫn rễ) giã vắt lấy nước cốt, trộn với mật ong, hai thứ bằng nhau. Nấu thành cao, ngậm nước nuốt từ từ.
+ Trị tự nhiên ho không dứt: bách bộ (củ rễ), hơ trên lửa nướng cho khô, mỗi lần lấy nước một ít ngậm nuốt nước.

Herbi Kough – Gìn giữ tinh hoa thảo dược Việt