Cái cảnh đè con ra cho uống thuốc, uống vi chất; con thì khóc giãy nảy lên; mẹ thì loay hoay đút từng thìa, nhỏ từng giọt sao khổ thế! Nhiều mẹ không kiềm chế được cảm xúc còn đánh con, mắng con; thậm chí làm các hành động mạnh như ném cốc, ném thìa… Các mẹ có nhìn thấy mình ở trong đó không?
Để mỗi lần uống thuốc không còn là một lần “đánh vật”, không còn tiếng con gào, nước mắt mẹ chảy; không còn cảnh mẹ phải lúi húi lau dọn bãi nôn sau cuộc chiến thì các em thử áp dụng một số cách này xem sao!
Danh Mục
1/ Chọn thuốc nào có vị ngon nhất có thể
Chẳng ai thích việc phải uống thuốc cả nhất là với các em bé còn đang sống theo bản năng. Đâu phải thuốc nào cũng ngon ngọt như sữa mẹ để mà mê mấy năm không dứt ra nổi đâu. Đầy thuốc cho trẻ em mà đến người lớn nếm thử còn sợ thì các con khó uống là phải thôi.

Nhiều mẹ e ngại thuốc ngọt là có pha nhiều đường rồi thêm vị nọ kia. Để nguyên vị, nguyên mùi nhiều khi nó đắng, nó khó ngửi, các mẹ có chịu nổi không mà bắt con phải nuốt. Nhà sản xuất họ cũng nghiên cứu hàm lượng cả rồi. Các mẹ cứ chọn hãng uy tín, đảm bảo chất lượng thì yên tâm cho con dùng, không phải lo. Thà ngọt tí nhưng con vui vẻ hợp tác, nhanh khỏi bệnh thì cả mẹ cả con cùng vui đúng không nào? Dù gì thì con cũng chỉ dùng thuốc 1 thời gian ngắn thôi.
2/ Chọn dạng thuốc uống nhanh nhất có thể
Có thể là dạng dung dịch, dạng nhỏ giọt hay dạng xịt, dạng bột. Tất nhiên bệnh nào ứng thuốc đó, nhiều khi còn do bác sĩ kê nhưng các em khi nhận đơn có thể hỏi lại loại này dễ uống không, có thể đổi loại khác không.
Ví dụ như D3k2 hoặc Sắt Zeambi là dạng xịt dành cho các bé nhỏ. Bình thường các mẹ hay kêu dùng nhỏ giọt nó khó đong đếm, con quay qua quay lại, lắc vảy mãi chẳng nhỏ được vào mồm, nhiều khi lúc nhỏ đc 3 giọt lúc lại chảy tới tấp 9-10 giọt. Dạng xịt thì tiện hơn, liều định sẵn trong từng xịt, dễ dùng nên chẳng lo không chuẩn liều rồi không nhỏ được. Và quả nhiên các mẹ rất chuộng. Và các em bé cũng rất mê vì nó ngon.
Mình lựa chọn loại nào dễ dùng nhất cho cả mẹ cả con. Nếu là dạng dung dịch, ưu tiên nên có xi lanh hoặc cốc đong để canh cho chuẩn liều chứ đừng áng chừng ra thìa/ muỗng nhé!
3/ Tạo tâm lý thoải mái cho con bằng cách chơi trò chơi bác sĩ
Với các bé lớn từ 18 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể bày cho con chơi búp bê, thú nhồi bông trong đó con đóng vai là bác sĩ, và cho gấu của con uống thuốc và tích cực khen việc uống thuốc là giỏi; uống vào gấu hết bệnh…

Ngoài ra các mẹ cũng nên dùng những câu từ ngọt ngào nhất để cho con biết rằng uống thuốc tốt như thế nào: bụng con không còn đau, con hết chảy mũi…
4/ Với các bé lớn từ 3,5 tuổi
Ở độ tuổi này bé nghe hiểu hết người lớn nói gì và cũng có thể suy nghĩ đơn giản rồi. Ngoài việc phân tích như trên thì mẹ có thể kết hợp với phần thưởng nhỏ để tạo động lực cho con. Lưu ý chỉ nên là những món quà tượng trưng, có ý nghĩa tinh thần với trẻ thôi để tránh việc tạo cho trẻ thói quen xấu và tâm lý đòi hỏi ở cha mẹ.
5/ Đánh lừa vị giác cho trẻ
Mẹ có thể áp dụng mẹo đánh lừa vị giác con bằng cách tráng lưỡi bằng siro hoặc cho trẻ ăn thứ gì đó lạnh như kem que, socola trước khi uống thuốc. Điều này giúp làm sạch lưỡi, giảm cảm giác đắng sau khi uống thuốc.
6/ Nếu không còn cách nào để trẻ hợp tác uống thuốc nữa thì đây là cách cho con uống nhanh nhất:
B1: Bí mật chuẩn bị thuốc sẵn sàng và để ở gần
B2: Giữ bé ở tư thế ngồi trên đùi, tuyệt đối KHÔNG CHO NẰM NGỬA tránh gây hóc, sặc.
B3: Nếu trẻ hợp tác chút chút thì dùng 1 tay mở miệng bằng cách đẩy cằm bé xuống, đưa 1 ngón tay vào sau đó đưa xilanh vào giữa hai hàm răng.
B4: Bơm thuốc nhẹ nhàng vào bên mép vào cạnh má hay dưới lưỡi. Nhớ kỹ là không bơm thẳng vào họng vì bé sẽ dễ bị sặc nhất là khi đang khóc rồi sợ uống thuốc.
Nếu trẻ không hợp tác, cần thêm một người giữ 2 tay và đầu để tránh di chuyển.

***Lưu ý quan trọng: Nhiều mẹ thấy con không chịu uống là nghĩ cách pha vào thức ăn, sữa cháo, nước trái cây cho con uống. Mẹ chú ý phải tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ, chuyên gia là có được pha hay không, nếu có thì pha vào loại nước nào, nhiệt độ bao nhiêu để tránh trường hợp làm thay đổi thành phần và giảm hiệu quả của thuốc. Nếu phaa, hãy cho con dùng hết chỗ thức ăn đó để đảm bảo đủ liều nhé!
Xem thêm: Có nên cho trẻ uống thuốc say tàu xe?
Phòng tránh các bệnh thường gặp mùa hè cho trẻ