Danh Mục
Hôm nay, Chúng tôi đi kiểm tra những công đoạn cuối cùng về chất lượng Thuốc Ho Herbi, tin vui là tất cả đều hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng tốt nhất. Century sẽ không phải lọ mọ ngâm thuốc Ho như trước đây. Mùa thu đến rồi, lại sanh Đông nữa, chúng ta không còn lo lắng về việc bé Ho nhiều về đêm, sáng, ho do kích ứng, ho do viêm đường hô hấp.
4 năm suy nghĩ, tìm phương pháp, canh cánh trong lòng, cuối cùng đã thấy được Thuốc Ho hoàn thành. Trong lòng thấy hạnh phúc và biết ơn những hộ gia đình đã giúp mình trồng và bảo tồn cây thuốc nam, biết ơn cuộc sống này vì vẫn còn nhiều điều tốt đẹp.
Một chân lý: KHI MÌNH NGHĨ VỀ NÓ HÀNG NGÀY, ĂN NGỦ CŨNG NGHĨ VỀ NÓ THÌ CẢ VŨ TRỤ SẼ CÙNG LÀM VỚI BẠN – ĐÓ LÀ LỰC HẤP DẪN.
Nhưng khoảng 11h cô giáo Minh Long gọi báo Bé bị chảy máu cam và Century phải hướng dẫn cách xử lý online để cô giáo sơ cứu cho Minh Long.
Qua đây, Century muốn chia sẻ với các mẹ cách xử lý đúng khi con các em bị chảy máu cam.
Niêm mạc mũi của bé rất nhiều mao mạch, thành mao mạch mỏng dễ vỡ gây ra tình trạng chảy máu cam ở trẻ. Chảy máu cam thường xảy ra ở trẻ từ 3 đến 10 tuổi.
Có 2 trường hợp chảy máu cam ở trẻ.
– Chảy máu cam mũi trước: máu sẽ chảy ra mũi trước ra ngoài, tình trạng này chiếm 90% và thường lành tính, thường chảy một bên mũi, có thể sơ cứu tại nhà.
– Chảy máu cam mũi sau: máu chảy vào họng xuống đường thở hoặc xuống dạ dày. Trường hợp này thường nguy hiểm, các bạn nên đi đến trung tâm y tế gần nhất để xử lý.
NGUYÊN NHÂN GÂY TÌNH TRẠNG CHẢY MÁU CAM.
1. Thường 90% chảy máu cam vô căn, lành tính, không nguy hiểm: vô căn ở đây là nó không liên quan các bệnh lý nguy hiểm (bệnh vách ngăn mũi, u, bệnh mạch máu, bệnh về máu) nhưng nó liên quan đến các vấn đề thường gặp như:
– Bé chơi ngoài nắng quá lâu làm niêm mạc mũi bé khô.
– Năm điều hòa khiến mũi bé khô gây ra tình trạng chảy máu cam ban đêm, sáng dậy thấy mũi bé đầy máu khô (nên có chậu nước trong phòng để không khí đỡ khô), móng tay bé dày bé cho tay ngoáy mũi, bé ho kéo dày, hắt xì, dùng các thuốc kháng Histamin để trih chảy mũi khiến mũi bé khô, bé suy giảm miễn dịch nên mệt mỏi, bé thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin C.
2. Nguyên nhân ít gặp.
– Mũi bé có dị vật do bé chơi đùa và nhét vào mũi.
– Viêm mũi, xoang mạn tính
3. Nguyên nhân hiếm gặp: thường gây ra tình trạng chảy máu cam sau mũi, chảy thường xuyên, chảy máu cam 2 bên mũi và chúng ta phải cho bé đi khám ngay.
– Bệnh vách ngăn mũi
– U
– Bệnh liên quan mạch máu, tạo máu
NHỮNG SAI LẦM KHI CÁC BẠN SƠ CỨU CHẢY MÁU CAM CHO BÉ.
Sai lầm 1: Thường giữ đầu bé ngửa ra phía sau để máu không chảy ra mũi, đây là hành động không đúng vì khi chúng ta cho bé ngửa ra đằng sau nó không giúp cầm máu ngược lại nó khiến máu chảy vào đường thở gay sặc máu, chảy xuống thực quản vào dạ dày khiến bé nôn, ói…
Sai lầm 2: khi bé chảy máu cam chúng ta sẽ vớ được cái dể, bông, khăn gì đó vo tròng và nhét ngay vào mũi bé với suy nghĩ là sẽ giúp bé cầm máu. Thực vậy, việc này không giúp trẻ cầm máu mà còn gây nhiễm trùng.
sai lầm 3: Dùng nước muối sinh lý quá nhiều giúp mũi ẩm, sạch mũi. Thực vậy, niêm mạc mũi có nó luôn tiết chất nhầy sinh lý giúp làm ẩm niêm mạc mũi và ngăn virus, vi khuẩn bám dính lên niêm mạc, chúng ta rửa quá nhiều sẽ rối loạn quá trình tiết chất nhầy dẫn đến khô mũi và mất lớp bảo vệ.
SƠ CỨU NHƯ NÀO LÀ ĐÚNG.
Bước 1: các em cần bình tĩnh, không được hốt hoảng, hãy chọn một nơi bằng phẳng để bé ngồi yên một chỗ. Vì nhiều bạn khi thấy con chảy máu cam thường sợ và hay mất bình tĩnh.
Bước 2: Để trẻ hơi cúi đầu về phía trước, các em dùng ngón tay giữ chặt phần cánh mũi bên bị chảy máu cam ít nhất 1 phút.
Bước 3: Các em lấy bông gạc sạch thấm máu chảy ra ở phía trước mũi, tuyệt đối không nhét bông, gạc sâu vào trong.
Nếu sau 10 – 15 các em thấy máu vẫn chảy thì hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.
KHI NÀO ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM.
1. Chảy máu cam kéo dài hơn 20 phút; lượng máu chảy nhiều.
2. Chảy máu cam xảy ra sau một chấn thương.
3. Bé cảm nhận được thấy máu trong cổ họng ngay cả khi máu đã ngừng chảy ra phía trước mũi.
4. Chảy máu cam kèm các triệu chứng chóng mặt, sốt cao hoặc nôn.
5. Chảy máu cam thường xuyên.
6. Chảy máu cam sau khi sử dụng thuốc hoặc trong tình trạng sức khỏe không tốt, trẻ mệt mỏi, quấy khóc…
7. Chảy máu cam xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.