Cách xử lý khi trẻ đi ngoài ra máu – “Tuyệt chiêu” không phải ai cũng biết

Trẻ đi ngoài ra máu có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng tựu chung lại vẫn là do các vấn đề về tiêu hóa. Nhìn con đau 1 mà lòng mẹ đau 10. Vậy mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ đi ngoài ra máu?

Tình trạng trẻ đi ngoài ra máu

Có 2 nguồn gây nên tình trạng dính máu ở trong phân của trẻ:

– Đường tiêu hóa trên (bao gồm ruột non và dạ dày)

– Đường tiêu hóa dưới (bao gồm đại tràng, trực tràng và hậu môn).

Nếu ở mức độ nhẹ, trẻ đi ngoài ra máu chút ít dính vào phân nhưng vẫn ăn uống và hoạt động bình thường. Nếu ở mức độ nặng, phân của trẻ chỉ toàn là máu kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, làn da nhợt nhạt.

Nguyên tắc khi trẻ đi ngoài ra máu tươi?

Để biết cách xử lý khi trẻ đi ngoài ra ra máu thì mẹ cần nắm được những nguyên tắc sau:

  • Kiểm tra xem kẽ hậu môn của bé có bị nứt hay rách dẫn đến việc chảy máu không?
  • Nếu bé nứt kẽ hậu môn thì dùng thuốc xanh methylen bôi vào vết nứt (sau khi đã vệ sinh bằng nước sạch), để giúp diệt khuẩn mau liền.
  • Trẻ thường mất 3 – 4 ngày để vết nứt liền. Trong thời gian đó nếu trẻ táo bón khó đi cầu thì hãy mua dụng cụ thụt ở hiệu thuốc thụt cho bé để vết rách liền, nếu không trẻ sẽ dẫn đến tâm lý sợ đi cầu.

(Xem thêm: Trị dứt điểm ho và sổ mũi cho trẻ mà  không cần đến thuốc)

Cách xử lý khi trẻ đi ngoài ra máu?

Cách xử lý khi trẻ đi ngoài ra máu
Mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ đi ngoài ra máu?

Dưới đây là 6 cách xử lý khi trẻ đi ngoài ra máu

  • Kiểm tra lại chế độ ăn uống của bé xem đủ chất xơ hay chưa. Chất xơ bằng số tuổi của bé cộng với 5 gram. Cách đơn giản là có thể ước lượng chất xơ cần có bằng nắm tay của trẻ.
  • Kiểm tra xem bé có uống đủ nước hay không (với trẻ bú sữa công thức hoặc trên 6 tháng), nếu nước tiểu màu vàng đậm tức là trẻ thiếu nước.
  • Matxa bụng bé, tập động tác đi xe đạp tăng nhu động ruột.
  • Cho bé ngồi bô/ xi bô ngày 3 lần sau ăn, mỗi lần 5 phút để bé luyện phản xạ đi cầu.
  • Dùng men vi sinh lâu dài thường từ 2 – 6 tháng tùy tình trạng. Luôn cho bé uống lúc đói.
  • Với những bé táo bón lâu ngày nhưng táo bón cơ năng (tức là không phải do dị tật), thường xuyên đi ra máu nên sử dụng kèm các thuốc có hoạt chất lactulose để giúp bé đi dễ hơn. Ngoài ra dùng các thuốc/ trà có thành phần từ cây Phan Tả Diệp.

(Xem thêm: Giúp mẹ trả lời câu hỏi: Sữa non có tốt hay không?)