Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy: Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Tiêu chảy là một trong những vấn đề sức khoẻ thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong những giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm. 

Mặc dù thường không nguy hiểm, nhưng nếu không được xử lý đúng cách, tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, mất điện giải, thậm chí đe dọ doa tới tính mạng.

Bài viết này, sẽ hướng dẫn bố mẹ cách xử lý khi bé bị tiêu chảy, những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa bé đi khám bác sĩ.

1. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ

  • Nhiễm trùng đường ruột: Do vi khuẩn, virus (như Rotavirus), ký sinh trùng
  • Rối loạn tiêu hóa: Khi trẻ tiếp xúc với thực phẩm mới hoặc chất gây kích ứng.
  • Dị ứng thực phẩm: Nhất là trẻ bất dung nạp lactose.
  • Sử dụng kháng sinh: Gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do virus, vi khuẩn, rối loạn tiêu hoá,…

2. Cách xử lý khi bé bị tiêu chảy tại nhà

  • Bù nước và điện giải: Pha dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn để bổ sung nước và các chất điện giải cần thiết, giúp phòng ngừa mất nước.
  • Tiếp tục cho bé bú sữa: Đối với trẻ còn bú mẹ, nên tiếp tục cho bé bú để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và nước cho cơ thể.
  • Chế độ ăn dễ tiêu: Ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo loãng, chuối chín, bí đỏ, khoai tây nấu chín để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của bé.
  • Bổ sung men vi sinh: Giúp khôi phục cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
  • Bổ sung kẽm: Tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và giúp giảm nguy cơ mất nước và cải thiện sức đề kháng của cơ thể.
  • Theo dõi sát các dấu hiệu bất thường: Luôn để ý tình trạng mất nước, và số lần đi ngoài của trẻ để kịp thời can thiệp nếu cần.

3. Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

  • Bé sốt cao liên tục không hạ, kèm theo nôn ói không kiểm soát.
  • Phân có lẫn máu, nhầy hoặc đổi màu bất thường.
  • Trẻ trở nên lờ đờ, khó đánh thức hoặc có dấu hiệu mất ý thức.
  • Tiêu chảy kéo dài không có dấu hiệu cải thiện dù đã chăm sóc tại nhà.

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là tình trạng phổ biến nhưng không nên xem nhẹ, đặc biệt khi trẻ có các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Việc phát hiện sớm, xử lý kịp thời và biết khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.