Ho là một phản xạ bảo vệ cơ thể trẻ, giúp loại bỏ các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp. Bố mẹ cần quan tâm cách trị ho cho trẻ dứt điểm để không bị tái phát. Bác sĩ chuyên khoa Nhi sẽ chia sẻ kiến thức cho các mẹ về cách trị ho cho trẻ dưới đây.
Danh Mục
Mẹ đừng chủ quan khi con ho
Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường ở trẻ hay đôi khi cũng thường gặp ở trẻ bị hen suyễn, nhưng cũng có khi là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như:
- Viêm mũi họng: Trẻ ho có đờm hoặc ho khan, sốt cao, có khi không sốt. Nuốt vướng, có cảm giác rát họng. Họng đỏ, có hạt hoặc có mủ. Amidan có thể sưng.
- Viêm thanh quản: Ho khan. Nói khàn hoặc mất tiếng. Bệnh bạch hầu thanh quản tiếng ho ông ổng. Thể trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Có màng trắng ở họng, gây khó thở, nhiều khi phải mở khí quản.
- Viêm phế quản: Sốt cao, giai đoạn đầu ho khan, giai đoạn sau có đờm. Đờm đặc hoặc loãng, màu trắng hoặc vàng. Điều trị sớm sẽ mau khỏi.
Xác định tiếng ho để tìm cách trị ho cho trẻ đúng đắn
Dựa vào triệu chứng của trẻ
Ho khan: Là tình trạng ho mà không tiết ra các dịch tiết nhầy, thường gây ngứa họng, rát họng và có thể gây khản giọng hoặc mất tiếng.
Ho có đờm: Là loại ho có đặc trưng “nặng” ngực, và cơn ho thường kéo theo khạc nhày hoặc đờm. Trẻ có cảm giác nghẹt thở, khó thở, có thể tăng khi đi bộ.
Nguyên nhân của các cơn ho đờm là sự tăng tiết nhầy sau khi bị viêm họng, viêm xoang, ngạt mũi,…làm tắc nghẽn đường thở. Ho có đờm thường liên quan đến các bệnh đường hô hấp mạn tính.
Dựa vào thời gian trẻ ho
Ho cấp tính: Xảy ra đột ngột, chủ yếu là do hít phải dị nguyên như bụi bẩn, chất kích thích. Ho cấp tính kèo dài không quá 2 tháng.
Ho mãn tính: Theo WHO, ho mãn tính là tình trạng ho và khạc đờm ở tất cả các ngày ít nhất 3 tháng và kéo dài trong 2 năm liên tiếp.
Vì thế ho ở trẻ em thông thường là ho cấp tính. Mẹ cần tìm cách trị ho cho trẻ dứt điểm để không biến chứng thành ho mãn tính. Điều trị sẽ rất khó khăn.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám
- Khi bố mẹ thấy trẻ có những biểu hiện bất thường sau:
- Trẻ ho kèm sốt cao
- Trẻ ho dai dẳng, lâu ngày, tái đi tái lại
- Trẻ mệt, thở hổn hển khi ho, xanh tái, ăn uống không ngon miệng, nôn ói
Cách trị ho cho trẻ trong trường hợp ho khan và ho có đờm có khác nhau?
Cách trị ho khan cho trẻ?
- Thuốc giảm ho chỉ dùng cho trường hợp ho khan, không dùng cho người ho có đờm và có triệu chứng suy hô hấp.
- Không dùng đồng thời kết hợp thuốc ho với thuốc long đờm vì đờm sẽ tiết nhiều hơn nhưng không ho khạc ra được.
- Thuốc có tác dụng giảm ho do ức chế trung tâm gây ho như codein chỉ dành cho người lớn, không phải là cách trị ho cho trẻ vì gây ức chế hô hấp.
Một số món ăn chữa ho khan với trẻ trên 6 tháng:
- Canh cải nấu cá: rau cải 100g hoặc hơn phối hợp cá lóc hoặc cá rô, cá chép, phổi heo, gia vị vừa đủ nấu canh hoặc xào ăn. Chữa ho khan, ho đàm, ho thở dốc, viêm họng khàn tiếng ho phát sốt, ho ngực sườn đầy không muốn ăn, đờm vàng.
- Canh rau má: rau má 100g hoặc hơn phối hợp thịt heo, phổi heo hoặc cá lóc, cá chép, cá rô, thịt ngao, gia vị vừa đủ nấu canh hoặc luộc, xay sinh tố uống… Chữa ho khan, viêm đường hô hấp, ho do ngoại cảm nội thương, ho lâu ngày, sốt nhẹ về chiều.
- Canh cải củ: cải củ 150g hoặc hơn phối hợp khoai tây, cà rốt, xương thịt động vật, gia vị vừa đủ hầm nấu canh ăn. Chữa ho khan, ho tức ngực sườn can hỏa phạm phế, ho đàm bụng đầy không muốn ăn.
- Canh mướp hương: mướp hương 200g hoặc hơn phối hợp rau mùng tơi, rau đay, thịt cua, tôm, tép, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Chữa viêm họng, ho khan, ho cơn tức ngực, mặt đỏ họng khô, đại tiện táo.
Trẻ ho có đờm phải làm thế nào?
- Cách trị ho cho trẻ lúc này là cần phải long đờm, loãng đờm để khạc ra ngoài.
- Thuốc long đờm: Có tác dụng làm loãng đờm do làm tăng sự tiết dịch, do đó tăng thể tích, khối lượng đờm, làm cho đờm loãng ra, dễ tống ra ngoài nhờ phản xạ ho. Các hoạt chất như guaifenisin, ipecacuanha, muối amoni, muối iod, natribenzoat, terpin..
- Không dùng thuốc loãng đờm cho trẻ dưới 1 tuổi và trẻ hen suyễn. Vì trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nếu đang có sự tăng tiết đờm quá nhiều, có thể mắc viêm phổi thì việc dùng thuốc lúc này sẽ đẩy viêm phổi mạnh hơn.
- Thuốc tiêu đờm: Làm thay đổi cấu trúc đờm bằng cách bẻ gãy các cấu trúc hóa học liên kết trong đờm nhưng không làm tăng thể tích, khối lượng đờm. Đờm giảm độ nhớt, độ quánh, dễ tống ra ngoài khi ho khạc. Đó là các hoạt chất acetylcystein, ambroxol, brohexin, carbocystein…
- Thực tế việc quyết định dùng thuốc nào hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Mẹ không nên tự ý đi mua thuốc cho trẻ mà cần nghe theo chỉ định của dược sĩ bán thuốc.
Cách trị ho cho trẻ từ các phương pháp dân gian:
1. Lá trầu không, mật ong hoặc đường phèn:
? Mẹ lấy 10 lá trầu không rửa sạch cắt nhỏ, đo 80 -100ml nước sôi vừa nấu, ngâm 30 phút. Xong lọc lấy nước, cho thêm 6 thìa mật ong (bé dưới 1 tuổi thay bằng đường phèn). Mỗi lần cho bé uống 3 thìa, ngày 2 lần sau ăn.
2. Hoa đu đủ đực : 1 xúm tươi, lá hẹ : 1 xúm, quất nhà : nửa quả, mật ong : 2 thìa cafe ( có thể thay bằng đường phèn)
? Cách làm: hoa đu đủ, lá hẹ, quất cắt đôi, vò dập bỏ vào một cái bát, cho hai thìa cafe mật ong. Cơm vừa bật bỏ bát thuốc vào. Khi thuốc chín chắt lấy nước chobé uống ngày 3 lần.
Khi bé trớ đờm trong miệng, đừng để bé nuốt lại, nhẹ nhàng lấy ngón tay móc ngay cho bé. Bé hay bị trớ sữa sau ít phút bú, đừng lo vì bé chỉ trớ cái đờm đó ra thôi, bé trớ được là rất tốt, sau vài ba lần bé bị trớ là bé sẽ hết đờm, nếu còn ho thì vẫn cho bé uống tiếp đến khi khỏi. Nhưng phải kết hợp bôi dầu tràm vào áo, mũ và gối của bé mỗi tối đi ngủ. Tránh đưa bé ra phơi nắng, vì mùa này dù nắng nhưng gió rất độc.
3. Hành tây 1/2 củ, đường phèn 20g.
Cách thực hiện:
Hành tây đem bóc vỏ, thái lát mỏng cho vào chén rồi cho đường phèn đã đập dập vào trộn lẫn. Hấp cách thủy khoảng 30 phút.
Khi hỗn hợp thuốc trị ho này còn ấm, chắt lấy nước uống 2-3 lần trong ngày.
Ngoài ra, với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể sử dụng nước ép hành tây thành nước sau đó thêm một ít chanh, mật ong, để ngăn mát và cho bé uống. Uống mỗi ngày 2-3 lần sẽ làm cho bé nhanh hết đờm.
4. Hẹ:
Hẹ: dùng 12-24g lá
Lá Hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ lấy nước cho uống.
5. Dùng lá Cải cúc thái nhỏ 6g, thêm ít mật ong, hấp vào nồi cho tiết nước ra, chia nhiều lần uống trong ngày.
6. Chữa ho, mất ngủ bằng quất
Quất 2 quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn.
- Chữa ho gió, ho khan bằng quất.
Quả quất: Quả quất chín 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g, rửa sạch, cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn, đem hấp cơm 20 phút, lấy ra nghiền nát, chắt lấy nước để uống.
- Chữa ho gà bằng quất.
Quất 10 quả, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g. Sắc lấy nước uống ngày một lần
- Chữa ho do phế nhiệt bằng quất.
Dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống.
7. Chữa ho, viêm phế quản bằng gừng.
Gừng: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống co thắt cơ trơn, giảm đau, giảm ho, hạ sốt, kháng histamin. Được dùng chữa ho, viêm phế quản. Ngày dùng 4-12g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
8. Chữa ho trẻ em bằng cải cúc
Dùng lá Cải cúc thái nhỏ 6g, thêm ít mật ong, hấp vào nồi cho tiết nước ra, chia nhiều lần uống trong ngày.
9. Chữa ho có đờm, hen, ho ra máu, trẻ em ho gà bằng rễ dâu.
Vỏ rễ dâu(tang bạch bì): Ngày dùng 4-12g, sắc nước uống.
10. Chữa ho mất tiếng bằng vỏ quýt
Trần bì(Vỏ quả Quýt chín) 12g sắc với 200ml nước, còn 100ml; thêm đường để vừa ngọt, uống dần trong ngày (Dược liệu Việt Nam).
11. Chữa ho có đờm bằng lá bạc hà.
Lá bạc hà tươi 50g vắt nước uống hàng ngày.
12. Chữa ho, có sốt, khó thở, tức ngực, khạc đờm vàng bằng hoa mướp.
Hoa mướp 12g rửa sạch hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, pha thêm 20g mật ong, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 thang.
13. Củ nghệ tươi là cách trị ho cho trẻ tại nhà hiệu quả
Củ nghệ tươi đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Bạn hãy cho bé uống ngày 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
14. Cách trị ho bằng nước tỏi hấp
Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thủy 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vừa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.
15. Cách trị ho có đờm bằng táo đỏ hoặc lê hàn quốc
Mẹ cắt lê thành từng miêng hạt lựu, giã gùng, tỏi vào bát cùng mang đi hấp, xong lấy nước đó thêm mật ong cho bé dùng.
Lưu ý: Tất cả bài thuốc trẻ dưới 1 tuổi nên sử dụng đường phèn, từ 1 tuổi nên sử dụng mật ong để tăng hiệu quả.
Mẹ chú ý chăm sóc trẻ đúng cách khi bị ho
- Trẻ rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như: súp, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm bột, béo, đạm, rau và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của trẻ.
- Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở trẻ, không bị kích thích ho nhiều.
- Vệ sinh họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9% cho trẻ
- Trẻ cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ.
Tóm lại, ho là cơ chế tự vệ sinh lý quan trọng để làm sạch đường thở. Tuy nhiên, ho cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh, một số rối loạn trong cơ thể. Khi nào sử dụng thuốc trị ho khan, khi nào dùng thuốc long đờm, loãng đờm, thậm chí dùng thêm kháng sinh là cách trị ho cho trẻ mà bố mẹ quan tâm. Mẹ cần cân nhắc để sử dụng thuốc trị ho đúng cách và đạt hiệu quả cao nhất
Nguồn : Chiaseyhoc.net
Xem thêm: Cách tăng đề kháng cho trẻ khi đi nhà trẻ
6 “bí quyết” trị dứt điểm ho và sổ mũi cho trẻ mà không cần đến thuốc