CÁCH GIỮ ẤM BẢO VỆ TRẺ VÀO MÙA ĐÔNG

Thời tiết trở lạnh rất dễ khiến trẻ nhỏ bị ốm. Thế nên giữ ấm trẻ là điều mà bất cứ ba mẹ nào cũng cần biết để đảm bảo cho con có một sức khỏe tốt. Vậy làm thế nào để giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông hiệu quả? Lưu ngay bí quyết giúp giữ ấm đúng cách, bảo vệ trẻ vào mùa đông ở bài viết này nhé.

1.Tuân thủ nguyên tắc “4 ấm, 1 lạnh”

“4 ấm” bao gồm:

  • Bàn tay ấm: Giữ bàn tay con ấm, không bị lạnh, không đổ mồ hôi.
  • Lưng ấm: Lưng trẻ cần được giữ ấm vừa phải vì nếu đổ mồ hơi ở lưng và không được lau kịp thời, mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh.
  • Bụng ấm: giữ ấm sẽ giúp bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu bụng lạnh, dạ dày lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của con.
  • Bàn chân ấm: bàn chân trẻ vô cùng nhạy cảm vì ở dưới có rất nhiều mạch và huyệt. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp. Do đó đi tất cho bé dù ở trong nhà, đi thêm giày khi ra ngoài.

 

“1 lạnh”

Không nên trùm kín đầu trẻ suốt cả ngày. Vì đầu là nơi thoát nhiệt tới 85% cơ thể trẻ nên phải để đầu con được thông thoáng, thoải mái. Chỉ khi đi ra ngoài, trẻ mới cần đội mũ để giữ ấm.

 

2. Mặc quần áo theo lớp

Bố mẹ lưu ý mặc quần áo cho trẻ theo từng lớp để dễ dàng điều chỉnh quần áo phù hợp với nhiệt độ cơ thể trẻ. Đảm bảo không mặc quá 4 lớp áo, tránh con bị cử động khó khăn và bí bách. Mẹ có thể mặc cho con một lớp áo giữ nhiệt, sau đó đến áo len, rồi ngoài cùng là một áo khoác, như thế cũng đã đủ ấm rồi.

 

3. Mặc quần áo từ từ

Khi thời tiết chuyển lạnh, không nên ngay lập tức cho em bé mặc quần áo dày. Mẹ nên để bé mặc nhiều đồ dần dần và từ từ tăng thêm số lượng. Việc này sẽ giúp trẻ thích nghi dần với nhiệt độ, từ đó tăng khả năng chịu lạnh, giảm tỷ lệ bị bệnh của con.

 

4. Không ủ hay quấn trẻ quá mức

Tránh sử dụng những chiếc khăn dài quanh cổ hoặc mặt của em bé; thay vào đó, che chắn trẻ khỏi những cơn gió nhẹ với sự trợ giúp của xe đẩy hoặc đưa trẻ vào nơi kín gió.

 

5. Giữ ấm cho trẻ khi tắm

Vào mùa đông, chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần. Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày. Thời gian lý tưởng nhất là từ 10 giờ -10 giờ 30 hoặc từ sau 13 giờ đến trước 16 giờ.

Một số lưu ý khi tắm cho bé vào mùa đông:

  • Nếu nhiệt độ trong nhà quá thấp vào mùa đông, mẹ nên trang bị các thiết bị sưởi ấm như điều hòa, quạt sưởi để không khí ấm áp hơn. Không để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé. Điều này khiến con dễ bị khô da hoặc gây bỏng cho con.
  • Nếu tắm cho con ở trong nhà tắm, mẹ nhớ đóng kín cửa nhà tắm, cửa sổ. Tránh để các khe có gió lùa. Nên có máy sưởi bật lên cho không khí ấm áp rồi hãy cho con cởi quần áo để tắm. Nước tắm để khoảng 33-36 độ C là thích hợp.
  • Bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, tất, bao tay để sẵn trên giường. Tốt nhất nên làm ấm trước, để khi tắm xong, trẻ mặc luôn vào không bị lạnh.
  • Khi tắm cho con, mẹ cần nhớ nguyên tắc, rửa mặt đầu tiên, sau đó tắm toàn thân và cuối cùng là gội đầu. Sau khi tắm cho bé xong, đặt bé vào khăn quấn kín từ đầu xuống chân rồi bế bé vào lòng, sau đó lau người cho bé.

6. Giữ ấm cho bé khi ra ngoài

Khi cho bé đi dạo, ra ngoài chơi, bố mẹ cần lưu ý:

Mặc cho bé quần áo thích hợp với nhiệt độ ngoài trời.

Nếu trời lạnh, nhớ đi tất chân, sử dụng bao tay và cả mũ đội đầu cho con.

Nếu thời tiết ấm áp, không cần mặc cho bé áo khoác quá dày.

Đối với những chuyến đi xa trong những ngày lạnh, cần cân nhắc phương tiện, thời gian, tình hình thời tiết… trước khi cho bé tham gia.

Đối với các chuyến đi vào những ngày nắng ấm, nên che chắn để bé không bị hắt ánh nắng trực tiếp. Có thể dùng chăn mỏng hay miếng chắn nắng hoặc rèm trên xe.

 

7. Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ

Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ là điều kiện tiên quyết giúp trẻ duy trì sự khỏe mạnh trong suốt mùa đông khắc nghiệt:

  • Bổ sung cho con các loại hoa quả nhiều vitamin C như táo, cam, quýt, bưởi..
  • Trẻ trên 1 tuổi, khi chế biến đồ ăn dặm cho con có thể cho thêm gia vị (gừng, tỏi, hành…) vừa giúp giữ ấm, vừa giúp bé tăng sức đề kháng.
  • Thường xuyên nhắc nhở bé việc uống đủ nước (bé dưới 6 tháng thì tích cực bú mẹ)
  • Bổ sung dự phòng thêm cho con vitamin và kẽm. Vừa giúp con ăn ngon, hấp thu tốt hơn, vừa giúp tạo hàng rào bảo vệ con tránh khỏi các tác nhân gây bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi họng,…