Mỗi lần con đi tiêm phòng về nhìn con đau, con khóc mà bố mẹ xót hết cả ruột gan. Lúc này mẹ đừng nghe ai mà đắp lá, bôi kem đánh răng, dầu tràm gì vào vết tiêm cho con, không khéo nhiễm trùng như chơi!
Dưới đây là một số cách giúp con giảm đau hiệu quả sau tiêm, mẹ thử xem sao nhé!
Danh Mục
1/ Trong khi tiêm: Giữ chặt con
Điều này hạn chế tình trạng trẻ sợ hãi, giãy gây khó khăn cho y sĩ khi tiêm đồng thời có thể làm vết tiêm đau hơn hoặc nguy hiểm hơn làm gãy kim tiêm trong quá trình tiêm. Với các bé nhỏ, bố mẹ nên bế, giữ tay hoặc đùi bé chặt. Trẻ lớn hơn một chút có thể ngồi trong lòng, đối mặt với bố mẹ, mẹ vòng tay giữ chặt bé.
2/ Sau khi tiêm
Áp dụng phương pháp 5S giúp trẻ bình tĩnh.
Phương pháp 5S bao gồm:
Quấn trẻ (swaddle) ngay sau khi tiêm phòng.
Đặt bé nằm nghiêng (on the side) hoặc nằm sấp (on the stomach).
Phát ra âm thanh “sh” (shushing sound) để dỗ trẻ và khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Đung đưa (swing) trẻ trong tay hoặc trong nôi cho trẻ sơ sinh.
Đưa cho trẻ núm vú giả, bình sữa hoặc vú mẹ để trẻ bú (suck).
Cho trẻ bú
Đường có trong sữa mẹ/ sữa công thức sẽ hỗ trợ làm dịu cảm giác đau nhức sau tiêm đồng thời trong quá trình cho con bú, trẻ được mẹ ôm ấp vỗ về, trấn an nên giảm cảm giác căng thẳng, sợ hãi.
Đánh lạc hướng trẻ bằng các trò chơi
Có thể mang theo những món đồ chơi mà trẻ thích hoặc cho trẻ chơi các trò chơi cùng các em bé khác tại điểm tiêm để thu hút sự chú ý của trẻ sau khi tiêm ngừa.
Xoa vùng da gần chỗ tiêm
Sau khi bé tiêm phòng, bố mẹ hãy xoa nhẹ vùng da gần chỗ tiêm cho bé. Sự kích thích gây mất tập trung từ việc xoa bóp nhẹ có thể khiến bé không cảm thấy đau dữ dội. Một nghiên cứu ở người lớn cho thấy, những người xoa bóp vùng da sau khi tiêm khoảng 10 giây sẽ ít đau hơn. Một nghiên cứu khác chứng minh, xoa nhẹ lên da trước khi tiêm cũng có thể làm giảm cơn đau.
Tuy nhiên mẹ lưu ý không xoa lên vết tiêm của trẻ tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Chườm khăn mát
Một cách hiệu quả để làm giảm cơn đau cho trẻ sau khi tiêm vắc xin là chườm khăn ướt sạch, mát lên vùng da bị sưng. Điều này giúp giảm đau nhức xung quanh vùng được tiêm.
Xem thêm:
Nguyên tắc chăm sóc trẻ khi giao mùa để trẻ bớt ốm
Lưu ý khi tiêm vacxin cho trẻ 0-12 tháng tuổi