Danh Mục
Kháng sinh dùng nhiều không hề tốt một chút nào, không những thế nó còn gây ra nhiều phiền toái cho bé hơn những gì bạn đang nghĩ. Vậy làm sao để hạn chế sử dụng kháng sinh cho bé khi bé mắc các bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm amydal, viên tai giữa…. Hãy cùng đọc thật kỹ bài viết dưới đây nhé.
Không phải tự nhiên Con các em ốm tái đi tái lại nhiều lần.
Không phải tự nhiên khi “cân số thuốc bé dùng = cân nặng của bé”
Không phải tự nhiên Viện Nhi, Xanhpon, Bạch Mai … khoa Nhi luôn quá tải.
Không phải tự nhiên mà chi phí khám chữa bệnh hô hấp, tiêu hoá cho bé chiếm phần lớn lương hàng tháng của các bạn.
Không phải tự nhiên Việt Nam có nhiều chủng Vi khuẩn kháng đa kháng sinh nhất thế giới.
CÁC SAI LẦM TỪ PHÍA MẸ BỈM.
1. Tự ý ra hiệu thuốc kể bệnh & mua thuốc, khám 1 lần và dùng cho nhiều lần vì thấy triệu chứng Ho, sốt, sổ mũi lần nào cũng giống nhau:
Bạn bán thuốc (Có thể là Dược sĩ sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng hay DS Đại học…) anh xin chia sẻ thẳng thắn rằng các bạn chưa đủ chuyên môn, kinh nghiệm để nhìn và nghe mẹ bỉm mô tả triệu chứng, kể bênh để kê đơn, đây là việc của Bác sĩ họ phải học 6 -7 năm, đi thực tập, đi trực đi làm 2-3 năm. Tổng 7-10 năm mới đủ chuyên môn và kinh nghiệm để khám & kê đơn thuốc. Dược sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng, thời gian dùng, dùng khi nào, chọn thuốc nào tốt… tư vấn thêm cho Bác sĩ, Cho bệnh nhân. Vấn nạn này ngay cả các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hồ chí Minh chiếm 80-85%. Còn tỉnh lẻ và vùng quê 90-95% tự ý mua thuốc.
2. Việc cho con uống thuốc rất vất vả, thêm tâm lý sốt ruột khi con Ho, sốt, áp lực từ bố mẹ chồng, người thân.
Uống thuốc 2-3 ngày không đỡ là đổi ngay bác sĩ khác mà không qua kiểm tra lại, khám lại cho Con, đây là điều tai hại vô cùng, vì thuốc Nhi khoa chỉ có vậy, chứ đổi sang Bác sĩ khác lại được kê kháng sinh cùng hoạt chất nhưng tên Biệt dược khác chưa chắc đã tốt hơn, chưa kể mức độ lạm dụng thuốc điều trị triệu chứng là khác nhau vì muốn bệnh nhân đên với mình.
Uống thuốc 2-3 ngày thấy khô mũi, bớt ho là dừng thuốc, đây là lý do con bị kháng thuốc, lý do bé ốm triền miên dùng kháng sinh nhiều đến còi cọc mà vẫn không hiệu quả.
3. Không tuân thủ phác đồ điều trị.
Uống không đúng thuốc, khi bé nôn không dùng lại, khi đỡ đã bỏ không uống thuốc nữa. Không qua kiểm tra lại sau 3-5 ngày dùng thuốc…để đánh giá và điều chỉnh.
SAI LẦM KHI CHỌN HỆ THỐNG KHÁM CHỮA BỆNH.
1. Chẩn đoán chưa đúng, dẫn đến phác đồ điều trị chưa đúng.
Cũng là triệu chứng “Thở thô” có Bác sĩ chẩn đoán Viêm phế quản và kê kháng sinh, có Bác sĩ nói bình thường, không sao theo dõi thêm và chưa cần dùng thuốc…phần này rất nan giải, rất khó để rõ ràng, vì ngay bản thân y học vẫn còn rất nhiều tranh cãi, mâu thuẫn chưa được giải quyết…
2. Lựa chọn thuốc chưa tốt, chưa hợp lý, dẫn đến không đủ hàm lượng hoặc sinh khả dụng của thuốc không tốt dẫn đến không đủ hàm lượng.
Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn, loại vi khuẩn bị nhiễm, thể trạng của bé…nhưng có nhiều bé đã được thử hết loại này sang loại khác trong vòng 1 tháng, điều này là không đúng, dùng và lựa chọn chưa phù hợp, phải dùng kháng sinh bài bản có chuyên môn để tránh kháng thuốc.
Lựa chọn thuốc có chất lượng tốt cũng là vấn đề phải tính kỹ: thuốc không tốt, độ tinh khiết kém, công nghệ bào chế kém, quản lý chất lượng kém…dẫn đến độ ổn định kém, sinh khả dụng kém và hiệu quả điều trị kém do khoing đủ liều.
Ví dụ: Cefuroxime 125mg, nếu thuốc tốt, công nghệ bào chế tốt, quản lý chất lượng tốt thì hàm lượng Cefuroxime khi lưu thông trên thị trường đến tay người bệnh đạt 95-98% x 125 = 118,7mg Cefuroxime, 2-5% cefuroxime đã bị biến đổi, nhưng các nhà Dược học đã tính toán là trong 5 năm lưu hành, 95-98% cefuroxime đạt tiêu chuẩn và hiệu quả điều trị. Nếu như thuốc kém chất lượng, công nghệ bào chế kém, quản lý chất lượng kém, nguyên liệu không tinh khiết, trong quá trình lưu thông hàm lượng giảm rất mạnh chỉ còn 80-85% x 125mg = 100mg Cefuroxime rõ ràng không đủ hàm lượng điều trị. Đây là điều tai hại để vi khuẩn gia tăng khánh thuốc.
Làm sao để chọn thuốc tốt, hợp lý: cần có chuyên môn Bào chế, Dược lâm sàng, Dược lý sâu sắc, am hiểu thị trường Dược phẩm trong nước và thế giới, có điều kiện làm việc với các công ty hàng đầu về Dược tại Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… ( các công ty Dược có lịch sử phát triển hàng 100 năm)… và sự hiểu biết đó cần được dùng mục đích Mang lại sức khoẻ cho Bé, còn để lợi ích khác chi phối thì khó đấy…sợ nhất “hiểu ít nhưng luôn nghĩ mình hiểu nhiều, hiểu sâu sắc” và lan toả điều đó ra cộng đồng!
3. Phối hợp thuốc không khoa học, chỉ chú trọng đến khỏi lâm sàng, ít khi tính đến việc Sạch vi sinh tại ổ viêm.
Kê đơn Giỏi, mát tay, chỉ uống chỗ đó mới khỏi… là các Thông điệp các mẹ Bỉm truyền tai nhau với tốc độ ÁNH SÁNG, gần như 98% đơn thuốc lạm dụng Corticoid, Choay, Kháng histamin… làm giảm nhanh triệu chứng, và chúng ta bị đánh lạc hướng rằng bé đã khỏi, chúng ta không biết rằng Vi khuẩn đang âm thầm tạo ra các chủng kháng thuốc để BÙNG PHÁT LẦN TỚI MẠNH MẼ HƠN – KHÓ ĐIỀU TRỊ HƠN, PHỨC TẠP HƠN.
SAI LẦM VỀ MIỄN DỊCH & DINH DƯỠNG
Trẻ em từ 0-3 tuổi trong giai đoạn “Khoảng trống Miễ dịch” giai đoạn này hệ Miễn dịch đnag hoàn thiện, cần nâng cao thể trạng cho bé hàng ngày.
1. Thai kỳ khoẻ mạnh: ăn đủ dunh dưỡng, uống Vitamin tổn hợp, DHA (cứ Châu âu mà dùng) dùng đến khi bé bú mẹ được 1 năm.
2. Dinh dưỡng phải cân bằng: khi bé ăn dặm lưu ý đủ các loại thực phẩm, vitamin tổng hợp (châu âu mà dùng) men ci sinh để tăng miễn dịch đường ruột, tăng hấp thụ dinh dưỡng.
3. Tiêm vaccin đầy đủ theo TCMR nếu có điều kiện tiêm thêm các mũi dịch vụ. Riêng mũi cúm cân nhắc vì Cúm biến đổi rất nhanh, mình theo không có kịp đâu.
ĐỪNG BAO GIỜ HY VỌNG 1 SẢN PHẨM NÀO ĐÓ LÀM TĂNG MIỄN DỊCH TOÀN DIỆN.
SAI LẦM HỆ GIÁ TRỊ
MẸ BỈM KHÔNG CHIA SẺ, HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ KHÔNG ĐẾN ĐƯỢC NHIỀU MẸ BỈM & Ý THỨC ÁP DỤNG, HỌC TẬP MẸ BỈM KÉM.
Con em làm tốt rồi, nhưng con nhà hàng xóm em nói họ không nghe, nên đành sống chung với lũ. Trẻ học mẫu giáo ăn, ngủ, sinh hoạt cùng không gian, 1 đứa ốm hắt xì cái là cả phòng virus, vi khuẩn đầy rẫy lây sang con mình thế là bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc…cái này khó nhất, vì mỗi ngừoi mỗi nhận thức, mỗi quan điểm, mỗi hoàn cảnh khác nhau. Nên không phải tự nhiên các mẹ bỉm sẵn sàng đầu tư con học trường tốt 7-15tr/ tháng vì ở đó những gia đình có điều kiện, có điều kiền đồng nghĩa với có tri thức nên họ có ý thức bảo vệ và cssk hơn.
CÁI TÔI LỚN, BẢO THỦ LÀ VẤN ĐỀ CHUNG CẦN KHẮC PHỤC DẦN, SẼ MẤT 50-100 NĂM NỮA MỚI KHÁ LÊN ĐƯỢC. CHI BẰNG MÌNH TỰ HỌC TỰ TÌM HIỂU BẢO VỆ CON MÌNH ĐÃ CHỨ KHÔNG CHỜ AI LÀM HỘ MÌNH ĐƯỢC.