Bổ sung kẽm tăng đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Theo kết quả khảo sát từ Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, tại Việt Nam, có đến 60% trẻ em dưới 5 tuổi thiếu kẽm. Thiếu kẽm là một trong các nguyên nhân khiến đề kháng trẻ suy giảm, hay ốm vặt.

Vai trò của kẽm trong tăng cường miễn dịch ở trẻ

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua một số cơ chế chính:

  • Phát triển và hoạt động của tế bào miễn dịch: Kẽm tham gia vào sự phát triển và hoạt động của nhiều loại tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T và B. Tế bào miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và tế bào ung thư.
  • Hỗ trợ hoạt động của enzyme miễn dịch: Kẽm là một thành phần chính của nhiều enzyme liên quan đến hệ thống miễn dịch. Các enzyme này đóng vai trò trong nhiều quá trình sinh học quan trọng, bao gồm sự phân hủy tế bào tự nhiên và sự phát triển của tế bào miễn dịch.
  • Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và virus: Kẽm có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn và virus. Nó có thể can thiệp vào quá trình tái tạo DNA của chúng, giúp ngăn chặn sự lây nhiễm.
  • Chống viêm: Kẽm có tác dụng chống viêm và giảm nguy cơ bị viêm nhiễm. Sự giảm viêm nhiễm giúp duy trì sự cân bằng trong hệ thống miễn dịch.
Kẽm tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch, ngăn ngừa virut vi khuẩn
Kẽm tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch, ngăn ngừa virut vi khuẩn

Bổ sung kẽm đúng cách để tăng đề kháng cho trẻ hết ốm vặt

Cơ thể không tự sản sinh ra kẽm, do đó, để đảm bảo cơ thể trẻ nhận đủ kẽm với nhu cầu hàng ngày của cơ thể, mẹ cần bổ sung kẽm cho con bằng các cách sau:

 Bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống

Bổ sung kẽm cho con qua thực phẩm là phương pháp an toàn và chủ động nhất. Kẽm có nhiều trong các thực phẩm quen thuộc hàng ngày như:

  • Lòng đỏ trứng gà: Trung bình, mỗi lòng đỏ trứng gà có thể chứa đến 3.7mg kẽm. Từ 6 tháng tuổi, trẻ mới tập ăn dặm mẹ đã có thể cho con làm quen với lòng đỏ trứng rồi, tối đa khoảng 3 – 4 quả trứng/tuần là phù hợp nhất.
  • Hải sản gồm hàu, sò, hến: là nguồn cung cấp kẽm và vitamin B12, khoáng chất. Tùy loại hải sản, mẹ có thể thêm vào thực đơn cho con từ 8-10 tháng tuổi.
  • Thịt bò: theo thống kê cứ 100 gam bò có đến 2.2 mg kẽm và có thể cho trẻ ăn khi được 7 tháng.
  • Thịt nạc heo: Theo nghiên cứu, cứ 100 gam thịt nạc heo có chứa 1.5 mg kẽm. Vì vậy, đây cũng loại thực phẩm không thể thiếu được trong việc bổ sung kẽm tăng sức đề kháng tốt nhất.
  • Đậu Hà Lan: Loại đậu này là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời cho cơ thể, trong 100 gam đậu Hà Lan có chứa 5 mg kẽm.
  • Lạc (đậu phộng): Trong 100gr lạc có đến 1,9 mg kẽm cùng hợp chất có lợi cho sức khỏe khác như: đồng, magie, chất chống oxy hóa.
    Các thực phẩm giàu kẽm
    Các thực phẩm giàu kẽm

Bổ sung kẽm bằng sản phẩm bổ sung

Với trẻ nhỏ, lượng ăn các loại thực phẩm giàu kẽm còn hạn chế, chưa kể ăn nhiều các thức ăn nhiều chất đạm (hải sản, thịt) thì thường đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đóm khả năng hấp thu kẽm từ thực phẩm chỉ đạt 10-20%, do đó trẻ khó bổ sung đủ kẽm so với nhu cầu.

Bật mí bí quyết giúp mẹ chăm bé mùa nóng an toàn
Kẽm Bearikid có khả năng hấp thu gấp 43,4% so với kẽm gluconate

Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ với nhiều thành phần và nhãn hiệu khác nhau. Mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây khi chọn mua kẽm cho con:

1/ Ưu tiên dễ uống:

Các bé thường khó hợp tác khi phải uống thuốc/ sản phẩm bổ sung. Kẽm thường có bị hơi ngái nên nhiều bé bị nôn trớ sau khi uống và từ chối các lần tiếp theo khiến các mẹ mệt mỏi, dễ bỏ cuộc. Mẹ nên ưu tiên chọn kẽm có mùi vị thơm ngon, ngọt nhẹ, để bé thích và hợp tác trước.

2/ Thành phần: 

Mẹ nên chọn kẽm hữu cơ thân thiện với trẻ nhỏ và dễ hấp thu. So sánh các thành phần kẽm có sẵn trên thị trường hiện nay, kẽm Chelate hữu cơ Bisglycinate được các chuyên gia khuyên dùng và tăng khả năng hấp thu gấp 43,4% so với kẽm gluconate.

3/ Xuất xứ

Mẹ cần chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đạt chứng nhận an toàn về chất lượng. Ưu tiên thành phần kẽm nhập khẩu từ các quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ, Đức…

Từ 6 tháng, mẹ có thể bổ sung kẽm dự phòng qua đường uống cho con để phòng ngừa thiếu kẽm và tăng đề kháng, giảm nguy cơ ốm vặt cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo kỹ ý kiến chuyên gia/ dược sĩ/ bác sĩ về liều dùng phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi sử dụng.

Tham khảo thêm về dòng kẽm Chelate hữu cơ Bisglycinate nguyên liệu nhập khẩu Mỹ, mẹ xem tại đây: 

 

Xem thêm:

Giới thiệu kẽm Chelate hữu cơ Bisglycinate, kẽm thế hệ mới

Bổ sung kẽm cho trẻ khi nào là tốt nhất