Bí quyết kinh điển giúp trẻ hay vặn mình, ngủ không ngon cải thiện chỉ trong 7 ngày

Trẻ sơ sinh ngủ trằn trọc, vặn mình, rướn người là hiện tượng sinh lý bình thường và không cần thiết điều trị. Tuy nhiên nhiều trẻ bị diễn ra thường xuyên, gây chậm tăng cân, mẹ mất ngủ thì có thể là tiềm ẩn của những nguy cơ khác mà cha mẹ tuyệt đối không thể làm ngơ.

Trẻ hay vặn mình ngủ không ngon

Vì sao trẻ sơ sinh hay rướn/ gồng người, trằn trọc và giật mình?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình và giật mình khiến bé ngủ không ngon. Đại đa số là các lý do sinh lý, tức là không cần điều trị mà có thể tự hết nhờ vào một số thay đổi nhỏ. Cụ thể như sau: 

Trẻ vặn mình sinh lý

Bạn từng khó chịu mất ngủ vì thời tiết, chẳng hạn đắp chăn thì nóng ra mồ hôi, mà bỏ ra thì lạnh. Bạn khó chịu một thì sự khó chịu của trẻ còn mạnh hơn nhiều lần. Trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với tất cả các yếu tố từ thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, âm thanh. Một số lý do sau có thể khiến các bé vặn vẹo, trằn trọc, ngủ không ngon: 

  • Mẹ để đèn sáng khi ngủ, thậm chí một số trẻ em nhạy cảm với đèn ngủ. 
  • Do bỉm bị ướt, hoặc mẹ quấn tã quanh người quá chặt, bọc quá kỹ …
  • Tiếng ồn, mùi trong không khí cũng đặc biệt gây kích ứng khó chịu với trẻ. 
  • Do trẻ được cho bú quá no hoặc trẻ đang đói bụng.

Tham khảo: Làm thế nào để biết con bú đủ sữa tại đây: 

 

  • Trẻ vặn mình để đi tiểu hoặc đi cầu tống hết các chất thải ra ngoài. 

Trẻ vặn mình bệnh lý

Không ít trẻ vặn mình, trằn trọc đến mức chậm tăng cân, mẹ mất ngủ. Khi đó nhiều khả năng trẻ bị vặn mình, trằn trọc bệnh lý.

Một số bệnh lý khiến trẻ vặn mình, ngủ không ngon giấc như: Trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý về da (viêm da cơ địa, rôm xảy…), các bệnh lý về thần kinh, hạ canxi huyết…

Cách xử lý khi trẻ hay vặn mình ngủ không ngon chỉ chưa đầy 7 ngày

Trẻ hay vặn mình ngủ không ngon

Với các nguyên nhân sinh lý, cần cha mẹ quan sát và điều chỉnh rồi loại trừ. Sau khi đã loại trừ thì nên cho trẻ đi khám hoặc gọi đến số 0969 561 055 để được tư vấn cho trẻ về vấn đề này.

Một số trường hợp cha mẹ có thể nghĩ đến việc rối loạn giấc ngủ, trằn trọc vặn mình này có thể liên quan đến tình trạng thiếu hụt canxi khi trẻ có thêm các triệu chứng:   

  • Ra nhiều mồ hôi trộm sau khi ngủ 1h. Lưu ý, khi trẻ vừa ngủ trong 1h đầu tiên, chuyển hoá cơ thể tăng cao thì việc ra mồ hôi cũng là hiện tượng sinh lý bình thường.
  • Quấy khóc, ngủ không ngon giấc, trằn trọc, quay qua quay lại hoặc cứ đòi ti mẹ. Hiện tượng này nếu xảy ra nhiều lần, khiến mẹ mất ngủ, hoặc con chậm tăng cân, kèm theo các dấu hiệu khác được nêu ra ở đây.
  • Trẻ có dấu hiệu biếng ăn, chậm tăng trưởng, chu vi vòng đầu to bất thường hoặc không cân xứng với cơ thể, trẻ rụng tóc vành khăn (khác với rụng tóc máu).
  • Trẻ chậm mọc răng hoặc răng mủn, men răng yếu dù mẹ vệ sinh sạch sẽ, trẻ không thường xuyên ăn đồ ăn ngọt.

Trong trường hợp xuất hiệu các dấu hiệu trên thì cha mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về việc bổ sung canxi cho trẻ.

Những lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ:

  • Trẻ dưới 12 tháng nên có sự hướng dẫn từ chuyên gia. Cha mẹ có thể hỏi ý kiến tại đây
  • Tuỳ mức độ thiếu hụt mà cần tính toán kỹ lượng sử dụng theo độ tuổi và theo chế độ ăn của trẻ.
  • Một số trường hợp cần thiết thăm khám trực tiếp hoặc cần làm xét nghiệm cận lâm sàng trước khi bổ sung gồm: Trẻ dưới 6 tháng tuổi, hoặc nhà có người có tiền sử mắc các bệnh về thận, rối loạn chuyển hoá tại thận, trẻ tự kỷ hoặc ít vận động.

Những lưu ý khi lựa chọn canxi cho trẻ:

  • Lựa chọn canxi từ hợp chất muối hữu cơ như canxi gluconate, canxi glucoheptonate, canxi citrat,… Việc sử dụng canxi hữu cơ giúp trẻ hấp thụ tốt hơn và giảm khả năng bị lắng đọng, sỏi thận.
  • Ưu tiên chế phẩm kèm vitamin D3, K2, và magie, chất xơ… giúp trẻ tăng cường hấp thụ chuyển hoá canxi và giảm táo bón.

Các mẹ có thể gửi câu hỏi tại đây để được tư vấn tình trạng cho bé!