Bí kíp bổ sung kẽm cho mẹ bầu và trẻ em chuẩn không cần chỉnh

Kẽm tham gia vào quá trình hình thành enzyme, chuyển hóa protein. Nó thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Vì thế bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn là điều rất quan trọng. Thiếu kẽm còn là nguyên nhân dẫn đến rối loạn phát triển xương và chậm dậy thì ở trẻ em. Đối với bà mẹ mang thai nếu thiếu kẽm có nguy cơ sinh non gấp 3 lần, trẻ sinh ra nhẹ cân, chiều cao. 

Trong 3 tháng đầu đời, tương đương với mỗi kg trọng lượng của mình, bé cần được bổ sung 120-140 mcg kẽm. Nhu cầu này có xu hướng tăng nhanh hơn trong giai đoạn dậy thì.

Tuy nhiên, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ở Việt Nam có khoảng 25-40% trẻ em không được bổ sung đủ nhu cầu cần thiết.

Tác dụng của kẽm với sức khỏe

Kẽm giúp là tăng sản sinh tế bào, từ trong giai đoạn bào thai đến quá trình phát triển của trẻ về sau. Bà mẹ mang thai cần bổ sung kẽm để trẻ có thể phát triển bình thường bởi trong quá trình sinh học của cơ thể, kẽm có mặ ở cấu trúc của tế bào, ở 80 loại enzyme bao gồm các enzyme trong hệ thống vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi AND, đồng thời xúc tác các phản ứng sinh năng lượng khác.

Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm sẽ phát sinh các biểu hiện bất thường hay các bệnh lý cụ thể do thiếu kẽm. Cụ thể:

  • Ở não kẽm có nồng độ cao trong não ở vùng Hồ Hải Mã (hippocampus), vỏ não, bó sợi rêu… việc thiếu kẽm sẽ dẫn tới các rối loạn thần kinh, gây bệnh tâm thần phân liệt
  • Kẽm điều hòa chất chuyển vận thần kinh, thiếu kẽm sẽ dẫn đến rối loạn tập tính
  • Kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, thiếu kẽm khiến sự vận chuyển này bị trở ngại, dễ sinh cáu gắt
  • Kẽm điều hòa chức năng nội tiết tố của tuyến yên, sinh dục, giáp trạng, thượng thận Kết hợp với hệ thần kinh nội tiết tố điều hòa hoạt động sống bên trong, phản ứng linh hoạt với các tác động bên ngoài giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh, Bởi vậy thiếu kẽm, con người kém thích nghi với các biến đổi của môi trường
  • Kẽm phân bổ vào da tóc, móng giúp chúng phát triển bình thường, thiếu kẽm khiến tóc xơ cứng, màu tóc chuyển vàng, móng tay dễ gãy, mọc chậm, da khô, sạm, xuất hiện bớt trắng trên da
  • Thiếu kẽm làm sự nhạy cảm của vị giác giảm hoặc mất hẳn, gây tình trạng chán ăn ăn không ngon, và có thể gây ra một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng…
  • Kẽm giúp tổng hợp- bài tiết hormone tăng trưởng làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn

Nhu cầu kẽm theo độ tuổi

Tùy theo độ tuổi của trẻ, nhu cầu kẽm cũng có thể thay đổi khác nhau.

  • Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày;
  • Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh 7 – 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày
  • Bổ sung kẽm cho bé từ 1 – 3 tuổi: 3 mg/ngày;
  • Bổ sung kẽm cho trẻ em 4 – 8 tuổi: 5 mg/ngày;
  • Bổ sung kẽm cho trẻ em 9 – 13 tuổi: 8 mg/ngày;
  • Bổ sung kẽm cho phụ nữ mang thai: 11- 12 mg/ngày;
  • Bổ sung kẽm cho mẹ đang cho con bú: 12 – 13 mg/ngày

Tuy nhiên, trong điều kiện chuẩn nhất, bé cũng chỉ có thể hấp thu khoảng 30% hàm lượng kẽm. Còn phần lớn sẽ được “đẩy” ra ngoài thông qua dịch ruột, dịch tụy, nước tiểu và mồ hôi.

Chính vì vậy, nếu không chú ý, mẹ rất dễ khiến bé bị thiếu kẽm do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu của bé.

Nguyên nhân thiếu kẽm

  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn: Ăn ít chất sắt nên thường sẽ dẫn đến ít kẽm; chất lượng bữa ăn kém, ăn nhiều ngũ cốc, ít thức ăn có nguồn gốc động vật là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu kẽm nên cần phải bổ sung kẽm.
  • Do bệnh tật: Các bệnh lý về đường ruột, ung thư, bệnh gan mãn tính, bệnh thận mãn tính,…làm cho kẽm khó hấp thu;
  • Do di truyền: Các bệnh acrodematis, cơ thể không hấp thu được kẽm, da bị nám xung quanh khuỷu tay, đầu gối, mặt, mông);

Dấu hiệu thiếu kẽm

Khi bị thiếu kẽm, cơ thể con người sẽ không thể tạo ra các tế bào mới khỏe mạnh, nên sẽ dẫn đến các triệu chứng như sau:

  • Tự nhiên giảm cân bất thường
  • Vết thương khó lành
  • Tổn thương mắt và da, niêm mạc
  • Giảm chức năng khứu giác và vị giác
  • Chức năng hệ thống miễn dịch bị suy giảm
  • Rụng tóc, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp
  • Các vết thương như bỏng, vết loét chậm lành
  • Viêm lưỡi, loạn dưỡng móng, rụng tóc, rụng lông
  • Thiếu tỉnh táo
  • Ăn không ngon
  • Chậm phát triển
Trẻ biếng ăn là một trong những dấu hiệu thiếu kẽm

Bổ sung kẽm như thế nào?

Giải pháp phòng ngừa thiếu kẽm cho trẻ cần được thực hiện để tránh tình trạng thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ bằng cách:

  • Khuyến khích chế độ ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, sử dụng thực phẩm giàu kém, thay đổi thói quen ăn uống có lợi cho việc hấp thụ kẽm
  • Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng
  • Dự phòng điều trị các bệnh liên quan đến thiếu kẽm
  • Tăng khả năng hấp thụ kẽm nhờ tăng cường thực phẩm có nhiều vitamin C như rau xanh, hoa quả, cách chế biến như nảy mầm giá đỗ, lên men dưa chua làm tăng cường hàm lượng vitamin C, giảm axit phytic trong thực phẩm do vậy làm tăng hấp thu sắt/ kẽm từ khẩu phần.
  • Sử dụng các thực phẩm giàu kẽm như thức ăn từ động vật như cua bể, thịt bò, tôm, thịt, cá…
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm tại cộng đồng như hạt nêm bổ sung kẽm, bánh quy bổ sung kẽm, bột mì bổ sung kẽm, mì tôm bổ sung kẽm, bột dinh dưỡng, sữa, cốm bổ sung kẽm…) trong bữa ăn hàng ngày của trẻ
  • Nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, phụ nữ có thai, cho con bú. Bổ sung các thuốc chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm);
  • Chữa các bệnh gây thiếu kẽm ở trẻ trước khi bổ sung như bệnh rối loạn tiêu hóa
  • Khi bổ sung kẽm nên bổ sung thêm vitamin A, B6, C và photpho vì chúng làm tăng sự hấp thu kẽm
  • Nên dùng cả sắt và kẽm, dùng kẽm trước, sắt sau vì sắt cản trở sự hấp thụ kẽm
  • Tránh bổ sung dư thừa gây giảm khả năng miễn dịch
  • Tiêm chủng đúng lịch cho bé phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, bại liệt, viêm gan B, viêm não nhật bản B
  • Tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, 6 tháng một lần.

Nên uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?

Bởi vì lượng kẽm hấp thu hàng ngày là cần thiết để duy trì mức độ khỏe mạnh trong cơ thể nên khi bé có biểu hiện hoặc có nguy cơ thiếu hụt kẽm thì rất cần phải bổ sung khoáng chất vi lượng này.

Vậy cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày? Để bổ sung kẽm cho cơ thể hấp thu tốt, bạn nên cho bé uống kẽm sau bữa ăn 30 phút và thời gian bổ sung là 2-3 tháng sau đó ngưng. Khi bé uống kẽm, bạn có thể bổ sung thêm các loại vitamin A, C, B6 vì những chất này có khả năng tăng sự hấp thu kẽm.