Viêm não Nhật Bản là nỗi sợ của tất cả các bậc phụ huynh có con nhỏ. Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus viêm não Nhật bản gây ra. Bệnh gây tổn thương nặng nề hệ thần kinh trung ương. Đây là một bệnh nguy hiểm, nhiều di chứng và có thể gây tử vong trong vòng 7 ngày. Trẻ em được xếp vào nhóm đối tượng dễ mắc bệnh hơn người lớn. Điều này khiến viêm não Nhật Bản là nỗi sợ của tất cả các bậc phụ huynh có con nhỏ.
Danh Mục
1. Bệnh viêm não Nhật Bản là gì?
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm, do virus gây ra. Virus viêm não Nhật bản làm tổn thương hệ thần kinh trung ương. Bệnh diễn ra quanh năm nhưng mùa cao điểm bệnh vào tháng 5 – 7.
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, hay gặp nhất là trẻ từ 2 đến 8 tuổi. Viêm não Nhật Bản ở trẻ em thường tiến triển nhanh, phức tạp.
2. Đường lây truyền của bệnh
Gia cầm, lợn là ổ chứa virus viêm não Nhật bản. Muỗi hút máu động vật rồi truyền virus qua người thông qua nốt muỗi đốt. Loại muỗi có khả năng mang virus viêm não sang người là loài muỗi Culex. Loài này sinh sôi nơi ẩm thẩm, thiếu ánh sáng, ao, hồ nước đọng,…
Bệnh không truyền trực tiếp từ người sang người
3. Viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào
Sở dĩ viêm não Nhật Bản là nỗi sợ của nhiều người bởi tính chất nguy hiểm của nó.Tỷ lệ tử vong khi bị viêm não Nhật Bản là 10 – 20 %. Khoảng 50% số trường hợp mắc bệnh gánh chịu di chứng thần kinh nặng nề.
Virus xâm phá hủy tế bào thần kinh, tiến triển nhanh các biến chứng:
- Viêm đường tiết niệu
- Viêm phế quản, viêm phổi
- Loét da niêm mạc
- Viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu, rối loạn và suy dinh dưỡng
- Di chứng đi theo suốt đời như trở thành người thực vật, tàn phế, mất khả năng lao động, đần độn, liệt ngôn.
Trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện về cơ thể nên nếu gặp các biến chứng thường rất nặng và khó hồi phục. Tỷ lệ tử vong ở trẻ cũng rất cao, thời gian tử vong có thể trong 1 tuần đầu mắc bệnh.
4. Dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị viêm não Nhật Bản
Bệnh khởi phát rất đột ngột, những ghi nhận đầu tiên là:
- Sốt cao 39 – 40 ºC, kèm đau đầu ( trẻ khóc thét )
- Nôn, buồn nôn
- Bắt đầu rối loạn tri giác: li bì, hôn mê
- Co giật, thường co giật toàn thân
Khi phát hiện trẻ có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được chẩn đoán đúng bệnh và xử lý kịp thời.
5. Tiến triển bệnh qua từng giai đoạn
Viêm não Nhật Bản là bệnh do virus gây ra, tiến triển theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn ủ bệnh: 5-14 ngày, không có triệu chứng
- Giai đoạn khởi phát: 1-3 ngày, biểu hiện sốt cao trên 39ºC, đau đầu, nôn, hôn mê, co giật.
- Giai đoạn toàn phát: hôn mê sâu, không có ý thức, vã mồ hôi, mạch đập nhanh và yếu.
- Lui bệnh: các triệu chứng giảm đi, nhiệt độ hạ dần, không còn sốt cao. Bệnh nhân hồi tỉnh dần, bớt co cứng, đau đầu.
Diễn biến bệnh ở giai đoạn khởi phát rất nhanh, những cơn co giật , động kinh có thể giết chết trẻ nếu cấp cứu không đúng. Bố mẹ cần trang bị kiến thức sơ cứu nhanh cho trẻ kịp thời đề phòng các trường hợp xấu xảy ra. Thời kỳ toàn phát của bệnh thường ngắn. Tuy nhiên các chức năng sống của trẻ hầu như bị rối loạn, nếu vượt qua được giai đoạn này, tiên lượng bệnh sẽ tốt hơn.
6. Điều trị bệnh
Hiện nay, vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị đặc hiệu nào cho viêm não Nhật Bản. Tính chất nguy hiểm của bệnh tăng lên gấp nhiều lần so với những bệnh khác. Cần tuân thủ các nguyên tắc:
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời
- Điều trị triệu chứng
Tất cả các trường hợp viêm não Nhật bản đều phải điều trị tại bệnh viện. Tính chất bệnh nguy hiểm nên cần theo dõi sát và xử lý đúng:
- Hạ nhiệt: chườm mát, dùng Paracetamol khi sốt cao trên 38ºC
- Bổ sung điện giải
- Chống suy hô hấp bằng các biện pháp y học: hút đờm thông đường thở, thở oxy, thở máy.
- Dùng thuốc chống co giật, trụy mạch, phù não,…
- Chống bội nhiễm
7. Dinh dưỡng và chăm sóc trẻ bị viêm não Nhật Bản
Chăm sóc:
- Hút đờm dãi, thông đường thở
- Chống loét: thay đổi tư thế cho trẻ, chọn đệm chống loét
- Vệ sinh sạch sẽ toàn thân, da, niêm mạc
Dinh dưỡng:
- Ăn thức ăn dễ tiêu, nhiều năng lượng
- Cung cấp đủ muối khoáng và vitamin tăng sức đề kháng
- Nếu trẻ không ăn được phải dùng ống thông dạ dày
8. Phòng bệnh cho con
Tiêm phòng
Tiêm phòng vacxin là biện pháp tối ưu nhất giúp trẻ tránh khỏi nguy cơ mắc viêm não Nhật bản.
Chuyên gia khuyến cáo mẹ cho con đi tiêm phòng đầy đủ các mũi sau:
- Mũi đầu: khi trẻ 12 tháng tuổi
- Mũi 2: Sau khi tiêm mũi đầu tiên 2 tuần
- Mũi 3: Sau khi tiêm mũi đầu tối thiểu 1 năm
Mũi đầu tiên chưa có hiệu lực bảo vệ trẻ khỏi viêm não Nhật bản. Phải đến mũi thứ 2 hiệu lực vaccine mới đạt 80%. Sau khi hoàn thành 3 mũi, hiệu lực phòng bệnh đạt từ 90 -95 % trong 3 năm tiếp theo. Do vậy, khuyến cáo tiêm nhắc lại 3 năm / lần cho đến năm 15 tuổi.
Tiêu diệt nguồn bệnh
Vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh. Dọn quang bụi rậm, nước đọng không cho muỗi có nơi đẻ trứng và trú ngụ. Thường xuyên dùng các biện pháp diệt trừ muỗi hộ gia đình. Cho trẻ ngủ màn để tránh muỗi đốt.
Viêm não Nhật Bản ở trẻ là căn bệnh hết sức nguy hiểm. Các di chứng để lại gây tổn thương nặng nề cho trẻ em và cả gia đình. Mẹ hoàn toàn có thể cướp con từ lưỡi dao tử thần nhờ tiêm chủng. Hãy cho con tiêm phòng từ khi đủ tuổi và đúng lịch để đẩy lùi nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên mẹ cũng đừng quên bổ sung dinh dưỡng để con khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống trả lại bệnh tật.
Xem thêm :
Tổng hợp toàn bộ thông tin mẹ cần biết về bệnh sởi ở trẻ
Bệnh chân – tay – miệng: Đọc bài này mẹ sẽ biết tự xử lý như bác sĩ của con