Tình hình bệnh chân – tay – miệng đang tăng nhanh vào những năm gần đây gây lo lắng cho nhiều mẹ. Diễn biến bệnh ngày càng phức tạp, nguy hiểm khó xử lý.
Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra rằng : Bệnh chân -tay miệng có nguy hiểm không? Cách phòng và điều trị bệnh như thế nào? Vì vậy các mẹ hãy trang bị kiến thức thật tốt về bệnh: để chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ .
Danh Mục
1. Trẻ bị chân – tay – miệng có triệu chứng gì?
Bệnh chân – tay – miệng có những dấu hiệu dễ nhận biết để bố mẹ kịp thời đưa trẻ đi gặp bác sĩ như:
- Sốt: Trẻ ban đầu sốt nhẹ, sau đó sốt cao dần, có thể lên đến 39 ºC
- Phát ban phỏng nước: mọc ở lòng bàn tay, chân, đầu gối, mông. Các nốt phỏng nước màu xám, hình bầu dục, không gây ngứa và đau. Mọc lộ / ẩn dưới da
- Dấu hiệu ở miệng: nổi bọng nước ở niêm mạc má, lợi, lưỡi của trẻ. Có nhiều vết loét trong miệng do bỏng nước bị vỡ gây đau. Có ban đỏ xung quanh miệng.
- Trẻ bỏ ăn, nôn trớ, tiêu chảy, khó chịu, quấy khóc
Bệnh tiến triển nhanh và dễ nhiễm độc thần kinh
- Trẻ sốt cao trên 38.5 ºC không hạ dù đã dùng Paracetamol. Sốt kéo dài liên tục trong 2 ngày
- Quấy khóc cả đêm, không ngủ / ngủ chập chờn quãng ngắn 15 – 20 phút
- Trẻ giật mình, tần suất tăng dần
- Tình trạng nặng nhất khi trẻ bắt đầu mê sảng và lên cơn co giật và tử vong.
Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
2. Nguyên nhân gây bệnh chân – tay – miệng
Bệnh tay – chân – miệng là một bệnh virus cấp tính gây ra bởi nhóm virus đường ruột.
Coxsackievirus A16, Enterovirus E71 ( EV71 ) là hai “ thủ phạm” gây bệnh thường gặp. Chủng virus EV71 thường gây ra những biến chứng nặng và dễ tử vong.
Ai cũng có thể mắc bệnh chân – tay – miệng nhưng nhóm trẻ dưới 5 tuổi hay gặp hơn. Bệnh rải rác ở khắp các vùng trên cả nước và nguy cơ càng ngày càng tăng cao
3. Bệnh tay chân miệng có lây không ?
Chân – tay – miệng là một bệnh truyền nhiễm. Bệnh hoàn toàn có thể lây từ người sang người qua đường tiêu hóa. Nguồn bệnh có trong phân, bỏng nước, nước bọt của người bệnh. Bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện trước mặt trẻ cũng có thể làm trẻ mắc bệnh. Trẻ đi lớp học có bạn bị bệnh, chơi chung đồ chơi, ăn uống chung rất dễ bị nhiễm bệnh. Tính chất dễ lây lan khiến bệnh dễ bùng phát thành dịch. Yếu tố thuận lợi của bệnh là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường kém.
4. Trẻ bị chân – tay – miệng có nguy hiểm hay không?
Bệnh chân – tay – miệng nếu không có biến chứng thường ít nguy hiểm cho trẻ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, nhiều trẻ vẫn có thể bị biến chứng nặng như:
- Nhiễm độc thần kinh
- Liệt mềm cơ, chi cấp
- Co giật, hôn mê kèm suy hô hấp và suy tuần hoàn
- Biến chứng tim mạch: viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim
Theo cục dự phòng, điều đáng lo nhất gây bệnh tay – chân – miệng ở nước ta là chủng EV71. Được biết chủng virus này đang chiếm 21% tổng số bệnh nhân mắc bệnh.EV71 tấn công mạnh vào các tế bào gây nhiễm độc thần kinh nặng. Biến chứng thần kinh ở những bệnh nhân này cao gấp 6 lần những bệnh nhân khác. Ngoài ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác
5. Trẻ bị tay chân miệng phải điều trị ra sao?
Chân – tay – miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tất cả các biện pháp hiện nay đều là điều trị triệu chứng. Sử dụng thuốc giảm đau và sát trùng niêm mạc miệng cho bé bằng nước muối sinh lí 0,9%. Các trường hợp biến chứng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm nhằm duy trì chức năng sống cho bệnh nhân. Đặc biệt khi có dấu hiệu suy tuần hoàn, trụy hô hấp cần được can thiệp y khoa ngay lập tức.
Tuy nhiên, để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, thường các bác sĩ nhi khoa cũng khuyến khích trẻ bổ sung thêm vitamin tổng hợp trong thời kỳ bệnh. Các vitamin tổng hợp như vitamin nhóm A, D, C đều có vai trò thúc đẩy tạo ra các kháng thể, giúp trẻ bị tay chân miệng nhanh khỏi hơn.
Công thức có 1 – 0 – 2 giúp vitamin Zeambi từ Anh quốc tăng đề kháng cho trẻ như thế nào?
6. Chăm sóc trẻ khi bị chân – tay – miệng như thế nào?
Trẻ bị chân – tay – miệng nên ăn những gì?
Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Chọn các thức ăn mềm bớt gây đau rát niêm mạc miệng của trẻ. Cho trẻ ăn thực phẩm dễ tiêu hóa tránh gây táo bón. Bù nước kịp thời đề phòng trẻ mất nước do sốt, mụn nước. Các loại trái cây giàu vitamin cũng nên đưa vào khẩu phần ăn. Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng hơn.
Trong quá trình bị mắc chân – tay – miệng, bắt buộc phải tăng cường miễn dịch cho trẻ để trẻ nhanh khỏi bệnh. Lượng dinh dưỡng cho trẻ bắt buộc phải đủ, không được thiếu. cố gắng cho trẻ ăn nhiều hơn, uống sữa thay thế nếu ăn chưa đủ. Mẹ cũng cho con dùng thêm vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng giúp trẻ nhanh hồi phục.
Trẻ bị chân – tay – miệng có cần kiêng nước không?
Trẻ cần vệ sinh da sạch sẽ tránh để vi khuẩn phát triển trên da gây bội nhiễm khuẩn. Kiêng nước và tắm chỉ làm cho trẻ dễ nhiễm thêm các vi khuẩn hơn mà thôi. Mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước có tính sát trùng như chè xanh. Sau khi tắm phải lau khô người bé, hạn chế làm vỡ các nốt bỏng. Dùng dung dịch nước muối 0,9% rơ lưỡi vệ sinh miệng cho trẻ. Sát trùng các nốt bằng Betadin cho trẻ.
5 điều tuyệt đối tránh khi trẻ bị tay chân miệng:
- Tránh cho trẻ ăn thức ăn nóng, mặn, cay gây đau rát
- Tránh ăn thực phẩm chứa acid như cam, chanh vì làm mỏng niêm mạc, gây vỡ vết bỏng nước, đau rát
- Tránh để trẻ tiếp xúc với người khác, phát tán bệnh
- Không chọc vỡ bỏng nước
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt với thuốc kháng sinh, chỉ được sử dụng trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn và được bác sĩ kê đơn
Trẻ bị chân tay miệng phải đến bệnh viện khi nào?
Trẻ cần được nhập viện ngay khi có dấu hiệu bất thường. Mẹ phải theo dõi sát các tình trạng trẻ gặp phải. Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh: sốt cao kéo dài hơn 2 ngày, quấy khóc, giật mình nhiều, … Kiểm soát thân nhiệt, nhịp tim và nhịp thở để phát hiện biến chứng tim mạch và hô hấp nguy hiểm.
7. Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ như thế nào?
Chưa có vaccine nào có hiệu lực phòng bệnh cho chân – tay – miệng. Trẻ em có sức đề kháng yếu kém, hệ miễn dịch non trẻ rất dễ mắc bệnh. Để phòng bệnh cho con, các bậc phụ huynh nên chủ động thực hiện các biện pháp sau:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay sạch nhiều lần trong ngày với xà phòng sát khuẩn
- Vệ sinh môi trường và vật dụng tiếp xúc trực tiếp với trẻ
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh
- Thực hiện vệ sinh ăn uống: Ăn chín uống sôi, sử dụng nguồn nước đảm bảo, không cho trẻ dùng chung bát, đù, thìa, cốc uống nước với trẻ khác
- Cách ly trẻ ở nhà tránh lây nhiễm bệnh cho trẻ khác. Trong thời gian bị bệnh không nên đưa trẻ đến những nơi đông người như trường học, công viên, chợ.
- Tăng cường khả năng tự chống đỡ với bệnh tật bằng cách tăng sức đề kháng cho trẻ. Bổ sung bữa ăn dinh dưỡng, uống thêm vitamin và khoáng chất, …
Bệnh chân – tay – miệng có thể rất nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và xử lý. Bất luận nguyên nhân gì bố mẹ cũng không được chủ quan khi trẻ mắc bệnh.
Xem thêm:
Cách tăng sức đề kháng cho trẻ chỉ bằng 7 bước đơn giản
Tổng hợp kiến thức về bệnh thủy đậu
Tổng hợp toàn bộ thông tin mẹ cần biết về bệnh sởi ở trẻ