Thấy bụng của con trai 1 tuổi phình to nên gia đình đưa đến bệnh viện kiểm tra, kết quả phát hiện đứa trẻ không có hậu môn.
Tiểu Lưu 1 tuổi, ở Sơn Đông, Trung Quốc từ khi khi sinh ra đã thường xuyên bị đầy bụng, lúc đầu bố mẹ tưởng khó tiêu nên lâu lâu lại xoa bụng cho bé. Nhưng cách đây không lâu, bụng của Tiểu Lưu dần dần phình to, giống như một quả bóng nhỏ, lúc này gia đình mới vội vã đưa cậu đến Bệnh viện Nhi Tế Nam. Kết quả kiểm tra khiến cả gia đình sốc, hóa ra đứa trẻ không có hậu môn.
Ảnh minh họa
Điều này khiến gia đình thắc mắc nếu không có hậu môn, sao đứa trẻ vẫn bài tiết được tới tận khi 1 tuổi mới phát hiện? Khi khám bác sĩ phát hiện có một lỗ rò nhỏ ở phía trước hậu môn của trẻ. Mặc dù lỗ rò nhỏ hơn hậu môn bình thường, nó cũng có thể đi tiêu nhưng khó khăn hơn nên Tiểu Lưu mới bị chướng bụng.
Bệnh của Tiểu Lưu có tên gọi lâm sàng là bệnh rò hậu môn bẩm sinh và nó không phải là hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ về nó. Tỷ lệ mắc bệnh rò hậu môn bẩm sinh là khoảng 1/1500 – 1/5000, trường hợp nặng đe dọa đến tính mạng
Bệnh rò hậu môn bẩm sinh, tức là hậu môn, ống hậu môn và trực tràng dưới bị mất đi sau khi trẻ được sinh ra và không thể nhìn thấy hậu môn từ bên ngoài. Bệnh này rất phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh của trẻ trai cao hơn trẻ gái, gần như là 3:2 và thường kèm theo các dị tật khác.
Sau khi bị bệnh, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể đào thải phân ra ngoài kịp thời nên sẽ có các triệu chứng như chướng bụng, tắc ruột, khi tích tụ nhiều trong ruột có thể bị viêm đại tràng thứ phát, thủng ruột, viêm phúc mạc,… Hậu quả có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Ảnh minh họa
Bệnh rò hậu môn bẩm sinh rất nguy hại đối với trẻ em nên các bậc cha mẹ phải hết sức lưu ý và đề phòng, nhất là một số phụ nữ trong quá trình mang thai mắc những yếu tố dưới đây, khiến trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
– Di truyền: Đột biến gen và bất thường bẩm sinh của nhiễm sắc thể khi mang thai dẫn đến những bất thường trong quá trình phát triển của phôi trong tử cung.
– Kích thích từ môi trường: Ví dụ, phụ nữ mang thai làm việc trong các ngành hàng nguy hiểm như hóa học, phóng xạ dễ bị dị tật thai nhi hơn phụ nữ mang thai bình thường.
– Mẹ bầu bị sốt cao trong 3 tháng đầu: Sốt cao trong 3 tháng đầu có thể khiến các tế bào thần kinh não của thai nhi bị chết và giảm số lượng, điều này ảnh hưởng đến thai nhi và khiến phôi thai phát triển không bình thường.
– Bố mẹ đang mang thai hút thuốc và uống rượu: Một nghiên cứu đã phân tích 22 bài báo về dị tật hậu môn trực tràng bẩm sinh ở 8 quốc gia và phát hiện ra rằng: 8 bài báo trong đó người cha có tiền sử hút thuốc và 7 bài báo người mẹ hút thuốc trước hoặc trong khi mang thai có liên quan đến dị tật hậu môn trực tràng rõ ràng ở trẻ sơ sinh. Nếu bà bầu lạm dụng rượu bia khi mang thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của phôi thai và có thể gây ra những bất thường.
Dị tật cấu trúc này rất khó phát hiện trong thai kỳ, vì vậy mẹ bầu nên cẩn thận hơn để tránh những nguy cơ gây bệnh, nếu không may đã mắc bệnh rò hậu môn bẩm sinh thì cần điều trị kịp thời để giảm bớt thiệt hại do căn bệnh này gây ra cho con.
Điều trị bệnh rò hậu môn bẩm sinh như thế nào?
Ảnh minh họa
Về mặt lâm sàng, phương pháp quan trọng nhất đối với bệnh này là tái tạo hậu môn thông qua phẫu thuật. Nói chung, đối với rò hậu môn thấp có thể hình thành trong một lần phẫu thuật, đối với rò hậu môn từ trung bình lên cao thì khó hơn, trước đây cần tiến hành 3 giai đoạn.
Ở giai đoạn đầu, nên tiến hành rò đại tràng sigma hoặc đại tràng ngang hai khoang trước. Giai đoạn 2 giúp trẻ giải quyết tình trạng đại tiện ra máu, tiểu dắt. Giai đoạn 3 phẫu thuật đường rò.
Với sự tiến bộ của công nghệ y tế, nhiều bệnh viện đã bắt đầu áp dụng phương pháp nong hậu môn nội soi hỗ trợ điều trị rò hậu môn cấp độ cao. Nó có ưu điểm là giải quyết một lần, phục hồi nhanh, ít sang chấn, thẩm mỹ nên điều trị được phần lớn bệnh rò hậu môn bẩm sinh.
Tóm lại: Rò hậu môn bẩm sinh là một mối nguy hại rất lớn đối với trẻ em, vì vậy nếu thấy trẻ vẫn chưa đi tiêu một hoặc hai ngày sau khi sinh, bạn nên cảnh giác với bệnh rò hậu môn bẩm sinh và đến bệnh viện thường xuyên để khám chi tiết kịp thời.