Khi chăm con, vấn đề đau đầu nhất của các mẹ bỉm sữa chính là con ăn hoài ăn mãi mà không tăng cân. Nhưng mẹ có biết khi nào thì cần lo lắng về cân nặng của con? Sau đây là những thông tin giúp mẹ nhận biết cân nặng của con có đang ở mức bình thường hay không. Vì bài viết này gồm các thông tin khoa học nên khá khó hiểu, nhưng sẽ rất hữu ích nên mẹ hãy đọc kỹ nhé.
Con béo phì vì bố mẹ không hiểu về tăng cân
- Trẻ dưới 1 tuổi, tăng cân nhanh vì cơ thể cần hoàn thiện các chức năng để thích nghi với thế giới “ngoài bụng mẹ”.
- Từ 1- 4 tuổi, tốc độ tăng cân chậm hơn, do cơ thể bé tự điều chỉnh.
- Sau 4 tuổi, thì cơ thể trẻ tiếp tục điều chỉnh để có một cân nặng cân đối.
Rất nhiều bố mẹ có thói quen ép trẻ ăn trước 4 tuổi và sau 4 tuổi. Bé đó rất dễ béo phì, thừa cân sau 4 tuổi. Và việc béo phì này rất “bền vững” do cơ thể đã được thích ứng với việc “ăn nhiều”.
(Xem thêm: Con biếng ăn – Có nên bổ sung men vi sinh?)
Trẻ không tăng cân mẹ có cần lo lắng?
Trong 5 tuần mà số tuần bé đạt tỷ lệ trên nhiều hơn số tuần không đạt tỷ lệ thì tức là bé tăng trưởng bình thường.
- Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi: 140 – 210 gram/ tuần
- 3- 6 tháng tuổi: 105 – 145 gram/tuần
- 6 – 12 tháng tuổi: 70 – 91 gram/tuần
Ví dụ: Bé 5 tháng tuổi, theo dõi 5 tuần, 3 tuần đạt 110g/ tuần, 2 tuần đạt 80g/tuần thì bé vẫn xem là tăng trưởng bình thường.
Nếu cân nặng của trẻ thường xuyên vượt mức trung bình 50th trong hệ bách phân vị trước đó, bé sẽ tự điều chỉnh tăng chậm hoặc không tăng. Chúng ta có thể hiểu đơn giản là nếu bé rất bụ bẫm trước đó rồi 3 tháng sau cân nặng không nhích lên (hoặc có phần về mức 50th bách phân vị) thì tức là bé phát triển bình thường. Bé đang tự điều chỉnh cân nặng của mình, có lợi cho sức khoẻ của bé.
Khi trẻ chậm tăng cân có thể “biếng_ăn” tạm thời:
Đây là cơ chế của cơ thể để điều chỉnh cân nặng về mức bình thường nên mẹ không cần lo lắng. Có thể bé sẽ quay lại lượng ăn cũ sau vài tháng hoặc cũng có trường hợp vẫn ăn ít. Đây hoàn toàn là sinh lý do cơ thể bé quyết định. Việc tự điều chỉnh cân nặng này thường diễn ra trước 2 tuổi.
Các yếu tố khác cần xem xét khi đánh giá việc không tăng cân:
Việc trẻ không tăng cân, ngoài cân nặng còn cần xem xét đến yếu tố tăng trưởng về chiều cao.
Theo NCBI, nếu trẻ không tăng cân nhưng vẫn tăng trưởng chiều cao ở mức trên -2SD, hoặc trên 3rd bách phân vị thì mẹ không cần lo lắng (trừ khi 6 tháng liên tiếp mà trẻ tăng dưới 25th bách phân vị).
Lưu ý: Mẹ có thể xem bảng bách phân vị chuẩn ở website của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
(Xem thêm: Mẹ đã biết cách nhận biết trẻ bị viêm phổi sớm?)