BÉ BỊ GIUN KIM LÀM THẾ NÀO

Nhiều bạn gọi cho anh, con em đêm không ngủ cứ khó chịu ở hậu môn, em lấy đèn soi bắt được giun nhỏ màu trắng. Trong trường hợp này bé mắc giun kim, giun kim thường lây truyền qua đường ăn uống, do dùng tay gãi hậu môn có trứng giun kim sau đó bé cầm thức ăn hoặc mút tay.

BIỂU HIỆN CỦA BÉ BỊ MẮC GIUN KIM.

Ngứa quanh hậu môn thường vào ban đêm. Trẻ thường quấy khóc về đêm do ngứa hậu môn, lấy đèn soi có thể thấy giun kim ở hậu môn. Giun kim có thể chui vào ruột thừa gây viêm ruột thừa. Gây thiếu máu mạn tính.

ĐIỀU TRỊ GIUN KIM NHƯ THẾ NÀO.

Trẻ trên 24 tháng tự dùng thuốc tẩy giun như anh hướng dẫn. Dưới 2 tuổi nên thăm khám khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu nhiễm giun để được hướng dẫn. Giun kim lây nhiễm qua đường ăn uống, nên cần phải điều trị cả gia đình để tránh tái nhiễm. Thuốc thường sử dụng như sau.

Albendazole 400mg liều duy nhất, uống vào buổi sáng trước khi ăn. Uống nhắc lại sau 1 tháng. Hoặc có thể dùng Mebendazole 500mg (Fugacar) liều duy nhất uống nhắc lại sau 1 tháng.

PHÒNG BỆNH NHƯ THẾ NÀO.

Nền nhà, giường chiếu, quần áo trẻ em luôn sạch sẽ. Thực hiện ăn chín uống sôi. Không để trẻ mặc quần thủng đũng, hở đũng, vệ sinh hậu môn cho trẻ bằng xà phòng vào buổi sáng và tối. Tẩy giun định kỳ: từ 1 đến 2 lần/năm.

Trẻ trên 1 tuổi cần được tẩy giun định kỳ 2 lần một năm để hạn chế tình trạng trẻ bị giun kim và tăng hấp thu dinh dưỡng
Trẻ trên 1 tuổi cần được tẩy giun định kỳ 2 lần một năm để hạn chế tình trạng trẻ bị giun kim và tăng hấp thu dinh dưỡng

P/s: không nhiễm giun mới theo nghiệp quần đùi áo số được, quyết cho 2 thằng học bóng đá.

Trương Minh Đạt