8 dấu hiệu khẳng định con đã bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là giao mùa. Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng trong tai giữa. Có nhiều loại viêm tai giữa:  Cấp, bán cấp, mãn tính. Viêm tai giữa ở trẻ em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm và khó khắc phục như viêm màng não, áp xe não, gây liệt dây thần kinh số 7. Lâu dài trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ…) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh nhiễm trùng ở tai và thường gặp ở trẻ nhỏ do các nguyên nhân sau:

– Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, chưa đủ sức chống lại virus, vi khuẩn.

– Trẻ có cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh.

– Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như: viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang…

– Viêm tai giữa cấp thường chia làm ba giai đoạn: giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ.

Khoảng 2/3 số trường hợp viêm tai giữa cấp là do vi khuẩn gây ra, thường gặp nhất là phế cầu. Viêm tai giữa có thể điều trị tại nhà và sẽ mau khỏi nếu dùng đúng thuốc.

Dấu hiệu khi trẻ bị viêm tai giữa

– Sốt có thể lên tới hơn 39 độ C

– Dùng tay dụi hoặc kéo vành tai

– Khó chịu, trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc

– Chán ăn, bỏ ăn, ăn không ngon miệng

– Nôn ói hoặc tiêu chảy

– Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài

– Kém phản ứng với âm thanh

– Triệu chứng đau tai, đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời thường xảy ra ở trẻ lớn

Cách phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ

Để phòng tránh viêm tai giữa, cha mẹ hãy làm những việc sau:

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ mắc bệnh cảm lạnh.

– Giữ ấm cho trẻ.

– Cho bé bú giúp nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra khi bú sữa bình, sữa có thể đổ và chảy vào tai trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé bú ở tư thế ngồi.

– Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá

– Kiểm tra xem bé đã chích ngừa phế cầu Synflorix, vắc xin ngừa cúm chưa. Tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ em.

– Vệ sinh tai – mũi – họng thường xuyên bằng nước muối sinh lí.

– Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc, khói bụi

– Bổ sung vitamin tổng hợp Zeambi thường xuyên.

Những chia sẻ chi tiết về chăm sóc trẻ khi bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hay tăng đề kháng khoa học, “tận gốc” cho trẻ được bác Đạt bật mí chi tiết trong cuốn sách sắp ra mắt tới đây. Ba mẹ đừng bỏ lỡ và có thể đặt sách qua đây nha: