Khám thai định kỳ là một việc làm cực kỳ quan trọng trong những tháng thai kỳ. Không ít trường hợp đau lòng vì mẹ không thực hiện đủ những bước khám thai quan trọng nên đã phải chịu mất con. Nếu bạn đang mang trong mình một sinh sinh bé bỏng thì tuyệt đối không thể bỏ qua 7 lần khám thai quan trọng này.
Danh Mục
Khám thai lần 1
Sau khi trễ kinh khoảng 1 tuần và thử que lên 2 vạch, mẹ có thể đi siêu âm để xem thai vào tử cung hay chưa và xác định tuổi thai & ngày dự sinh. Tại mốc này cũng có rất nhiều mẹ kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường như thai ngoài tử cung hay một số bệnh lý khác của mẹ để điều trị kịp thời. Thường thì khám tầm này bác sĩ sẽ đánh giá thai được 5 – 6 tuần.
Khám thai lần 2
Tuần thai 11 – 12 nên đi khám để sàng lọc nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Bây giờ thì hầu hết các mẹ đều tìm hiểu và biết mốc này nên làm các xét nghiệm như: đo độ mờ da gáy hay double test. Nhưng cũng có những mẹ không được tiếp cận với các thông tin y tế (nhất là trước đây khi vấn đề sàng lọc di truyền nó chưa được biết đến rộng như bây giờ) nên khi con sinh ra mới biết bị đao hay bị tim bẩm sinh.
Khám thai lần 3
Tuần thai 16 – 22: mốc này mẹ có thể cảm nhận được thai máy và siêu âm có thể biết được giới tính thai. Mục đích để theo dõi sự phát triển của thai nhi qua thăm khám & siêu âm. Nếu lúc trước mẹ nào làm double test thấy bất thường thì làm tiếp triple test xác nhận lại kết quả. Nếu phát hiện nguy cơ thì sẽ phải chọc ối, xét nghiệm NIPS.
(Xem thêm: Sự thật về tiêm vắc-xin uốn ván – Tiêm uốn ván khi nào quan trọng nhất?)
Khám thai lần 4
Tuần thai 22 – 28: Một số mẹ chủ quan hoặc lo lắng thái quá về các vi khuẩn sống trong vaccine nên đã không tiêm phòng uốn ván khi mang thai. Hậu quả là con vừa ra đời đã tử vong vì uốn ván sơ sinh.
Ngoài ra, không phải qua mốc 3 tháng là mẹ đã có thể yên tâm. Có không ít mẹ tâm sự rằng họ hối hận vì không đi khám định kỳ, không theo dõi phát hiện những bất thường ở mẹ (độ dài cổ tử cung, dung nạp đường…) & những dị tật bẩm sinh mà con có nguy cơ mắc. Mẹ nhớ nên đi khám thai mốc này để:
- Tiêm uốn ván mũi 1
- Siêu âm 4D hình thái phát hiện dị tật.
- Đo glucose máu sàng lọc tiểu đường thai kỳ và đo nồng độ hemoglobin máu kiểm tra thiếu sắt.
Khám thai lần 5:
Tuần thai 28 – 32 khám lại để tiêm uốn ván mũi 2. Mục đích để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Khám thai lần 6:
Tuần thai 32 – 34. Mục đích tiếp tục theo dõi thai nhi, xem ngôi thai có thuận hay không. Nếu không được theo dõi kỹ, ngôi thai bất thường có thể khiến mom sinh khó, nguy hiểm đến cả mẹ và con.
Khám thai lần 7:
Tuần thai 34 – 36. Mục đích để dự đoán khá chính xác cân nặng của thai nhi lúc sinh và theo dõi, xác định một số biến chứng thai nghén, vị trí ngôi thai, nước ối… ở giai đoạn cuối thai kỳ. Rất nhiều mẹ đi khám mốc này phát hiện được tiền sản giật, sinh non hay con chậm phát triển.
Bắt đầu từ tuần thai thứ 36 trở đi, các mẹ cần phải khám thai định kỳ mỗi tuần 1 lần để đảm bảo tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất cho đến lúc sinh.Từ tuần 34 có thể làm hồ sơ sinh: xét nghiệm máu, nước tiểu, vi sinh miễn dịch, vi sinh vi khuẩn, đo đường huyết, siêu âm, non-stress test… và thủ tục bảo hiểm.
(Xem thêm: Sinh non và dọa sinh non – Hiểm họa không ngờ đối với mọi phụ nữ mang thai)
Bà bầu bị thiếu máu do thiếu sắt là một trong những vấn đề phổ biến. Nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời khiến tình trạng thiếu máu trở nên nghiêm trọng, mẹ và bé có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng như: Dễ sảy thai, tiền sản giật, sinh non, tăng huyết áp thai kỳ, nhau tiền đạo, nhau bong non, băng huyết, nhiễm trùng hậu sản, suy thai.
Đối với con: Thai nhi sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai. Ngoài ra, bé cũng dễ mắc các bệnh sơ sinh hơn so với các em bé khác có mẹ không bị thiếu máu.
Theo khuyến cáo Tổ chức y tế thế giới, phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 30 – 60mg sắt và 400mcg axit folic mỗi ngày. Để bổ sung sắt, mẹ bầu có thể thêm các thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung sắt qua đường uống.
Mẹ bầu có thể tham khảo loại sắt amin thế hệ mới nguyên liệu nhập Mỹ có tên Bearikid. Đây là loại sắt amin hữu cơ, giảm nóng trong, táo bón và tăng tỷ lệ hấp thu cao hơn so với các loại sắt hữu cơ thông thường.
Bình luận đã đóng.