7 điều cần nằm lòng khi mẹ pha sữa cho con

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng vì một lý do nào đó mà mẹ phải cho bé sử dụng sữa công thức để cứu cánh cho con. Nhiều mẹ sinh con đầu lòng sẽ rất bỡ ngỡ khi pha sữa cho con. Dưới đây là 7 điều phụ huynh cần lưu ý trong quá trình pha sữa cho trẻ:

Xem thêm:

1. Chọn sữa  phù hợp với độ tuổi của trẻ

Các nhà sản xuất đều lấy sữa mẹ làm chuẩn, để sản xuất ra sữa có công thức gần giống với sữa mẹ nhất. Sữa công thức các mẹ cũng phải lựa chọn như vậy: 

Có những hãng sữa họ chia ra các mốc sau: sữa cho trẻ từ 0 – 6 tháng, 6 – 12 tháng, 12 – 36 tháng. 

Tuy nhiên có một số hãng sữa của nhật chia từ: 0-12 tháng tuổi, Từ 12 tháng – 36 tháng tuổi. 

Chất lượng sữa phụ thuộc vào các yếu tố sau: Quốc gia sản xuất, đơn vị sản xuất, nguồn nguyên liệu sản xuất ra nó .

Tùy từng nhà sản xuất mà cách chia theo từng độ tuổi sẽ khác nhau.

Các mẹ lưu ý chọn sữa đúng và phù hợp với độ tuổi của con.

2. Vệ sinh bình sữa trước khi pha sữa

Việc vệ sinh bình trước khi pha sữa là cực kì quan trọng. Phụ huynh nên luộc bình sữa: Trong vòng 3 phút  – 5 phút ( thời gian luộc phụ thuộc vào chất liệu của bình sữa ).

Để an toàn mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn vệ sinh của bình sữa theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tránh tính trạng mẹ luộc bình quá kỹ, quá lâu thì chất liệu làm bình dễ bị hòa tan ra sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

3. Nước pha sữa cho trẻ 

Rất nhiều mẹ mắc sai lầm trong việc dùng nước khi pha sữa cho trẻ. 

  • Tuyệt đối mẹ không dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ .Vì trong nước khoáng có thế có Canxi, Mg, Na.. sẽ tương tác với các thành phần của sữa làm giảm chất lượng của sữa. 
  • Không dùng nước cơm, nước rau, nước hoa quả để pha sữa.
  • Không dùng nước lọc để quá lâu.

 Vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

4. Nhiệt độ nước pha sữa:

Với mỗi một hãng sữa khác nhau có nhiệt độ pha sữa khác nhau: 

Việc đầu tiên các mẹ phải đọc kỹ hướng dẫn cách pha sữa của nhà sản xuất.

Nước đun sôi để nguội không để quá 12h.

(Nếu để lâu quá thì các vi khuẩn dễ phát triển, bụi bẩn, gây ảnh hưởng đến trẻ )

  • Mẹ chuẩn bị nước sôi (sôi ở 100 độ C) để các yếu tố gây bệnh bị chết đi.
  • Mẹ pha nước sôi và nước đun sôi để nguội pha với nhau: để được nước pha sữa. Thông thường nhiệt độ pha sữa: Thường là 37 -38 độ C là phù hợp nhất. Còn một số sữa của Nhật nhiệt độ nước sẽ cao hơn .

5. Pha sữa đúng liều lượng cho trẻ. 

Đôi khi muốn cho con tăng cân, ăn nhiều, hoặc cũng do trẻ bú quá ít, mà mẹ sốt ruột pha sữa đặc hơn quy định. Việc này sẽ khiến trẻ bị táo bón, hoặc khó tiêu, khó hấp thụ tối đa dưỡng chất. 

Phụ huynh nên pha đúng khuyến cáo của nhà sản xuất vì nhà sản xuất đã nghiên cứu kỹ về độ phân tán của sữa trong nước để có hấp thụ tốt nhất.

 Ví du: 1 thìa gạt sữa pha với 30ml nước thì mẹ nên pha đúng như vậy, không nên tự ý tăng lượng sữa lên hoặc giảm xuống sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

6. Cho bé bú sữa quá lâu. 

Nhiều khi mẹ pha sữa nhưng trẻ bú không hết để đến lần bú sau. Làm như vậy rất nhiều rủi ro, do sữa là môi trường lý tưởng để mầm bệnh xâm nhập. Chất lượng sữa khi đó có thể không an toàn cho trẻ sử dụng. 

Sữa đã pha hỉ nên dùng trong 30 phút sau khi pha.

7.Vệ sinh bình sữa sau khi bé bú xong.

Sau khi trẻ uống xong, khâu vệ sinh bình cũng rất cần cẩn thận. Mẹ nên tháo hết các bộ phận của bình sữa ra để vệ sinh dễ dàng hơn. Tốt nhất có thể luộc bình sữa xong khi sử dụng, phơi khô ráo, cất nơi ít bụi cho lần sử dụng tiếp theo thuận tiện. 

 

Nuôi con lần đầu không tránh khỏi bỡ ngỡ. Tuy nhiên nếu lưu ý 7 điều ở trên khi pha sữa cho trẻ, chắc chắn sẽ hạn chế tốt nhất các nguy cơ mắc bệnh về tiêu hoá và giúp trẻ tăng trưởng tốt nhất trong những tháng đầu đời. 

Xem thêm: Kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh, khi cho bé bú

Xuất hiện vitamin “3 cấp độ” từ Anh Quốc cho trẻ biếng ăn – đề kháng kém, mẹ đã biết?