Có mẹ chia sẻ với trung tâm rằng bạn có con táo bón cả năm nay rồi, con ăn nhiều rau uống nhiều nước mà vẫn táo bón. Mẹ đã dùng cho con đủ loại thuốc mà không khỏi, đi khám khắp nơi cũng chẳng ăn thua. Cuối cùng hỏi ra mới biết mẹ bổ sung canxi vô cơ cho con nên con bị táo bón mãi không khỏi.
Trường hợp táo bón kéo dài như của bé chính là táo bón mãn tính. Đó là dạng táo bón lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, phát sinh do táo bón cấp tính lâu ngày không khỏi chuyển hóa thành. Các mẹ cũng có thể xem táo bón cấp tính là thời kì đầu phát bệnh sau đó trở thành bệnh mạn tính.
Bước 1: Kiên trì
Tâm lý của nhiều phụ huynh là muốn uống gì đó khỏi luôn. Thực ra, trị táo bón cần phải xác định “trường kỳ kháng chiến” thì mới đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 2: Thụt phân
Để trị dứt điểm táo bón, cần thụt bỏ toàn bộ phân đọng trong ruột. Thụt từ 1 -2 lần/ tuần trong vòng 1-2 tuần để tháo hết phân trong ruột của bé.
Bước 3: Dùng thuốc nhận tràng Duphalac (Abbot)
Thuốc nhuận tràng Duphalac (Abbot) có tác dụng làm mềm phân, để bé không bị đau, rát.
Cần phải dò liều phù hợp với bé. Có thể tăng liều hoặc giảm liều: không rắn quá, không nhão quá. Dùng liên tục (6-12 tháng) để tránh tái lại.
Bước 4: Căn chỉnh lượng nước cho bé.
Việc uống nước cũng ảnh hưởng nhiều đến tình trạng bé có táo bón. Dưới đây là cách tính lượng nước cần bổ sung cho con.
Ví dụ bé nặng 10kg. Theo khuyến cáo với 1kg cân nặng của con cần 100ml/ngày, vậy 10kg sẽ cần 1000ml/ngày.
Con ngày ăn 3 bát cơm hoặc 3 bát cháo, ăn vào bữa sáng, bữa trưa, bữa tối thì mỗi bữa cung cấp tương đương là 150ml nước nữa. Như vậy 3 bữa cộng lại là 450ml nước. Ví dụ tiếp 1 ngày con uống 2 hộp sữa pha sẵn (sữa hoàn nguyên), có dung tích 180ml như vậy 2 hộp 1 ngày là 360ml nữa. Cộng 450ml nước trong cơm, cháo với 360ml trong sữa là đã nạp vào cơ thể bé 810ml. Vậy con vẫn còn thiếu 190ml nước nữa cần phải bổ sung.
Với lượng nước cần phải bổ sung này mẹ nên chia ra cho con uống vào sáng, trưa, chiều hoặc tối cộng vào khoảng 150 – 190ml nước là vừa đủ vì bé sẽ không thể uống một lúc hết 150 – 190ml nước trong một lần được.
Tuy nhiên nếu con vận động nhiều thì mẹ có thể bổ sung nước cho bé hơn khối lượng ấy cũng được. Vì khi vận động nhiều cơ thể sẽ ra mồ hôi nhiều, nhu cầu nước khác nhau khi đó lại uống theo nhu cầu lượng nước của con nhưng vẫn phải đảm bảo ở mức tối thiểu là 150ml nước.
Bước 5: Ăn rau xanh
Khi đi khám tại viện hay các phòng khám Nhi về điều trị táo bón cho trẻ, ba mẹ sẽ được tư vấn về việc dùng men vi sinh bổ sung chất xơ đồng thời cho trẻ ăn rau xanh.
Chia sẻ với các mẹ phương pháp cho con ăn rau xanh như sau:
Ví dụ: khi bé nhà mình ít ăn rau xanh thì khi bắt đầu vào bữa cơm mẹ đừng vội mang thức ăn hay cơm ra trước mà nên mang đĩa rau xanh ra thôi để con ăn rau trước. Vì nếu cho bé ăn cơm và ăn thịt trước con sẽ no rồi và việc bé ăn rau sẽ không còn được nhiều nữa. Và trong quá trình ăn bố mẹ cần nói chuyện với con rằng câu chuyện về món rau này nó là gì, cố gắng gắn liền món rau với những câu chuyện mà bé thích. Nên cho con ăn rau củ quả trước vì củ quả xắt nhỏ ra bé sẽ dễ ăn hơn và nó có vị ngọt nhất định nên trẻ sẽ thích ăn hơn. Đồng thời khi bé đi phân rắn, táo bón hãy nói với con đây là kết quả của việc con không ăn nhiều rau này, nếu con ăn nhiều rau thì con sẽ đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Bước 6: Xi bô
Nên xi bô vào một thời gian cố định trong ngày. Ví dụ nên xi bé vào 7h tối lúc đấy cả mẹ hay bố đều có thời gian, vì buổi sáng các thành viên đều tất bật chuẩn bị đi làm. Trong trường hợp ban ngày bé đi rồi thì 7h tối mẹ vẫn xi bô cho con đi ngoài như bình thường để tạo cho con một phản xạ đi cầu. Việc này sẽ hỗ trợ rất lớn cho quá trình điều trị táo bón của con.
Bước 7: Bổ sung men vi sinh cho bé.
Bổ sung men vi sinh cho con là vô cùng cần thiết, vì:
+ Thứ nhất: Khi bổ sung như vậy vì quá trình hấp thu nước và điện giải của đại tràng hệ vi sinh nó đã mất cân bằng. Việc bổ sung men vi sinh sẽ cung cấp lợi khuẩn làm cân bằng hệ vi sinh và hỗ trợ tích cực cho việc hấp thu nước và chất điện giải từ đó giúp phân mềm hơn
+ Thứ hai: Men vi sinh giúp thải các độc tố. Khi táo bón như vậy đại tràng của con sẽ ứ đọng nhiều chất như lưu huỳnh, xyanua gây viêm và ức ép đại tràng rất nguy hiểm. Việc bổ sung men vi sinh nó làm ức chế vi khuẩn có hại và thải các độc tố nằm lâu trong đại tràng ra khỏi cơ thể giúp bé khỏe mạnh hơn.
+ Thứ 3: với con bị táo bón cơ thể sẽ đặc biệt thiếu vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin K. Bởi vitamin K chỉ được tổng hợp ở đại tràng bởi vi khuẩn có lợi thì men vi sinh giúp tổng hợp những loại vitamin và khoáng chất cần thiết khác để bổ sung cho chế độ dinh dưỡng mà trong quá trình táo bón trẻ không hấp thụ được.