60% trẻ Việt thiếu máu – nguyên nhân do đâu?

Thiếu máu dinh dưỡng xảy ra khi hàm lượng huyết sắc tố trong máu giảm xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu.

Các mẹ có biết, thiếu máu dinh dưỡng rất phổ biến ở thế giới và nước ta, ở Việt Nam có đến 60% số trẻ từ 6 – 24 tháng và 30% – 50% phụ nữ có thai bị thiếu máu. Đây là một con số đáng báo động cho tình trạng nguy hiểm này.

Tác hại của thiếu máu

Bên cạnh việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết thì việc thiếu máu dinh dưỡng cũng để lại những tác hại sau đây:

Làm giảm khả năng lao động: Khi thiếu máu, khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não, gây nên các hiện tượng tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, cơ bắp yếu. Cuối cùng là cơ thể thanh chóng mệt mỏi, giảm khả năng lao động chân tay và trí óc.

Ảnh hưởng đến khả năng học tập, phát triển trí tuệ của các bé: thiếu máu làm giảm oxy của tổ chức não và tim, làm trẻ nhanh chóng mệt mỏi, hay ngủ gật, khó tập trung tư tưởng dẫn đến kém tiếp thu bài giảng. Những dấu hiệu này thường được khắc phục sau khi bổ sung viên sắt.

Làm tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con khi sinh nở, bà mẹ dễ bị chảy máu sau đẻ và mắc các bệnh nhiễm trùng ở thời kỳ hậu sản.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu dinh dưỡng là do đâu?

Nguyên nhân thường gặp nhất là do lượng sắt cung cấp từ ăn uống không đủ. Lượng sắt thực tế hiện nay của bữa ăn người Việt Nam chỉ đạt khoảng 30% -50% nhu cầu, nhất là ở các vùng nông thôn, do vậy tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở vùng này thường rất cao. Trong khi nhóm trẻ em và phụ nữ có nhu cầu sắt rất lớn.

Bên cạnh đó có một vài nguyên nhân khác: do nhiễm ký sinh trùng (giun, sán, sốt rét) do mất máu, do bệnh lý về huyết sắc tố, do thiếu dinh dưỡng.

Dấu hiệu nhận biết người bị thiếu máu

Để nhận biết một người bị thiếu máu dinh dưỡng, mọi người hãy chú ý những dấu hiệu dưới đây:

Ở trẻ em: Thường có dấu hiệu xanh xao, niêm mạc môi, lưỡi, mắt nhợt nhạt. Trẻ thường kém hoạt bát, nếu đã đi học thường học kém, hay buồn ngủ, dễ bị các bệnh nhiễm trùng.

Ở phụ nữ có thai: Thường gặp da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mệt mỏi, khi thiếu máu nặng thường có dấu hiệu tim đập mạnh, chóng mặt,…

Xét nghiệm máu sẽ cho chẩn đoán xác định: nếu lượng huyết sắc tố trong máu giảm thấp hơn mức quy định là thiếu máu.

Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng

Để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng, mọi người cần:

Cải thiện chế độ ăn: ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật nhiều sắt như thịt , gan, trứng, cùng các loại rau củ nhiều vitamin C và sắt.

Bổ sung viên sắt cho người có nguy cơ cao: Phụ nữ từ 13 tuổi trở lên cần bổ sung viên sắt dự phòng, mỗi tuần uống một viên để tạo nguồn dự trữ đầy đủ cho cơ thể. Khi có thai cần ăn uống tốt và uống viên sắt đều đặn, mỗi ngày một viên trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh một tháng. Bổ sung sắt cho em cũng cần thiết nhưng cần sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.

Phối hợp các chương trình phòng chăm sóc sức khỏe ban đầu: phòng chống nhiễm khuẩn, bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống nhiễm giun nhất là giun móc.

Những nguồn thức ăn giàu sắt

Những thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng…sắt có nhiều trong: thịt bò, tim, gan lợn.

Những thức ăn có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, gạo, một số loại rau: rau có màu xanh đậm, các loại đỗ, đậu. Một số loại rau quả có vitamin C có tác dụng hỗ trợ hấp thu sắt tốt hơn: rau ngót, rau đay, rau dền đỏ, bưởi, các loại quả có múi,…

Bên cạnh nguồn thức ăn, mọi người có thể bổ sung thêm sắt từ bên ngoài qua các sản phẩm chức năng. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm bổ sung sắt, trong đó có loại sắt amin thế hệ mới nguyên liệu nhập Mỹ – Đây là loại sắt hữu cơ với tỷ lệ hấp thu rất cao. Hấp thu ngay tại khoang miệng sau khi uống. Là sắt hữu cơ nên cũng giảm tối đa tình trạng nóng trong, táo bón ở trẻ. Đặc biệt, sắt amin thế hệ mới nguyên liệu nhập Mỹ có vị ngọt hương cam đào dễ uống, ít tanh, ít lợm… tránh tình trạng trẻ nôn trớ sau uống.

Bố mẹ có thể xem thêm về tầm quan trọng của bổ sung sắt cho trẻ và cách bổ sung sắt cho mẹ bầu để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở mẹ mang thai và trẻ sau sinh tại đây

TRUNG TÂM SỨC KHỎE NHI KHOA CENICA

Fanpage: https://www.facebook.com/ttsknkcenica.offical/

Youtube: https://www.youtube.com/@TruongminhdatCenica

Đăng ký sắt tại đây: