Nguyên tắc luyện ngủ xuyên đêm cho trẻ

Các mẹ chuẩn bị sinh con, có con nhỏ mà đang vật lộn từng đêm nhất định phải đọc hết bài viết này để hiểu về nguyên tắc luyện ngủ xuyên đêm cho trẻ.

Trẻ con lớn lên trong giấc ngủ, đặc biệt với giấc ngủ đêm là lúc nã0 bộ và chiều ca0 của trẻ phát triển nhanh nhất. Thay vì chăm chăm cho con ăn ăn đêm 2-3 cữ để con chóng tăng cân, thì các mẹ nên ưu tiên tập cho con ngủ xuyên đêm. Việc trẻ ngủ xuyên đêm sẽ giúp trẻ vui vẻ hơn vào ban ngày, ít quấy khóc, hạn chế ốm vặt và giúp mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn, đảm bảo sức khỏe để chăm sóc con tốt hơn. Giống như người lớn hôm nào mà được ngủ đủ giấc sáng dậy kiểu gì tinh thần cũng phơi phới, yêu đời ngay đúng không nào?

Nhiều mẹ cứ bảo: “Nói thì hay chứ vào làm mới thấy có dễ không”. Tất nhiên là không dễ vì mỗi đứa trẻ có đặc điểm, thói quen và được nuôi dưỡng trong các môi trường khác nhau. Nhưng nếu các mẹ áp dụng đúng, làm đúng các nguyên tắc dưới đây thì quả ngọt chắc chắn sẽ đến.

 Thời điểm bắt đầu luyện ngủ ngủ xuyên đêm

Có một thời điểm vàng để rèn con ngủ xuyên đêm mà các mẹ nên nắm bắt lấy cơ hội đó chính là thời điểm trẻ 4 tháng tuổi. Lúc này con đã có thể ăn được nhiều hơn và dự trữ đủ năng lượng để có thể ngủ dài không cần ăn được rồi. 

Các mẹ có thể bắt đầu tiến hành cai ti đêm cho con từng bước như trong video này nhé.

Bí quyết cai ti đêm cho trẻ ngủ xuyên đêm không khóc.

Các mẹ có con qua tháng tuổi này cũng đừng vội nản. Trẻ lớn hơn cần mất nhiều thời gian rèn luyện hơn. Không sao cả, quan trọng là các mẹ cần kiên trì. 

 Thiết lập thói quen sinh học trước khi vào giấc ngủ xuyên đêm

Hãy dạy cho trẻ nhận biết những dấu hiệu đã tới giờ đi ngủ, và lặp đi lặp lại những dấu hiệu đó để trẻ làm quen. Điều này dần dần sẽ xây dựng sự phản xạ ở trẻ, mỗi khi trẻ thấy những hành động hoặc dấu hiệu này sẽ biết sắp đến giờ đi ngủ rồi, từ đó trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Thiết lập lịch sinh hoạt cố định để việc luyện ngủ xuyên đêm cho trẻ dễ dàng hơn
Thiết lập lịch sinh hoạt cố định để việc luyện ngủ xuyên đêm cho trẻ dễ dàng hơn

Các mẹ có thể áp dụng những thói quen này ngay từ sau sinh, càng sớm càng tốt. Trình tự các mẹ có thể tham khảo như sau vả thay đổi linh hoạt để phù hợp với thể trạng của bé, điều kiện chăm sóc của gia đình nhất nhé.

B1: Tắm rửa sạch sẽ với nước ấm.

B2: Thay quần áo ngủ và tã mới cho bé

B3: Massage thư giãn

B4: Ăn sữa và vỗ ợ hơi 10-15 phút

B5: Quấn khăn hoặc chũn

B6: Tắt đèn, các thiết bị điện tử, giữ cho phòng tối và yên tĩnh hoặc có thể bật tiếng ồn trắng. Ánh sáng sẽ khiến ức chế sự sản sinh hormone melanin (một loại hormone giúp ngủ sâu hơn) khiến bé khó ngủ, ngủ hay giật mình. Vì vậy nếu như mẹ muốn bé ngủ ngon thì nhớ tắt đèn nhé.

B6: Đặt bé vào vị trí ngủ hàng ngày, cho bé dùng ti giả và vỗ nhẹ vào lưng/ hoặc vào mông bé vài phút.

Mẹ chú ý, nhiều bé lớn mà có thói quen bồng bế ru ngủ từ trước rồi, các mẹ cần quan sát kỹ biểu hiện của con nhé. Khi con có dấu hiệu mắt lờ đờ, nhìn xa xăm, ngáp, các mẹ cần vỗ ru bé ngay và đặt xuống giường khi bé còn đang lim dim. Đừng đợi đến khi bé ngủ sâu giấc mới đặt xuống, con sẽ bị giật mình và tỉnh lại ngay đấy. Điều này 98% các mẹ đang làm sai, nên điều chỉnh lại nhé!

Điều chỉnh lịch ngủ vào ban ngày

Thường thì các mẹ mắc phải một sai lầm kể đến ở đây khá nhiều. Đó là khi các mẹ thấy con đêm ngủ không ngon thì hay có tư tưởng cho con ngủ bù. Có bé 10-11h sáng vẫn chưa dậy. Thế thì bảo sao con chẳng đi ngủ đêm muộn.

Việc ngủ quá nhiều vào ban ngày có thể khiến việc luyện ngủ xuyên đêm gặp rất nhiều khó khăn. Ngủ quá nhiều hoặc bị thiếu ngủ ban ngày đều khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc dẫn đến khó đi vào giấc ngủ.

Thông thường, trẻ trên 6 tháng sẽ có 2 giấc ngủ ngắn 45-60 phút/cữ  và 1 giấc ngủ dài vào buổi trưa (tối đa không quá 2 tiếng). Nếu trẻ ngủ quá giờ, hãy đánh thức bé dậy bằng cách dùng khăn mát lau mặt, gãi nhẹ lòng bàn chân, cởi bớt quần áo trên người…

Đảm bảo các nhu cầu của trẻ trước khi vào giấc ngủ xuyên đêm

Nhu cầu ở đây là ăn no vừa đủ, quần áo sạch sẽ thoáng mát, bím sạch và đã được vỗ ợ hơi đầy đủ. Khi trẻ có biểu hiện buồn ngủ cần cho bé đi ngủ ngay, tránh kéo dài quá ngưỡng thức khiến bé khó vào giấc.

Đảm bảo các nhu cầu của trẻ trước khi vào giấc ngủ xuyên đêm
Đảm bảo các nhu cầu của trẻ trước khi vào giấc ngủ xuyên đêm

Không nô đùa, dọa nạt trước khi ngủ 

Vì điều này sẽ khiến tinh thần của trẻ bị kích thích dễ dẫn đến tình trạng khó vào giấc, giật mình, khóc đêm. 

Một vấn đề cần lưu ý khi luyện con ngủ xuyên đêm là thời gian đầu, cha mẹ nên ở bên cạnh để hỗ trợ, trấn an giúp bé luôn cảm thấy an toàn. Nếu con tỉnh dậy khóc giữa đêm hãy đợi khoảng 2 phút rồi vỗ nhẹ nhàng giúp bé an tâm. Đừng bỏ mặc con khóc và cũng đừng vội vàng bế dỗ, như vậy việc luyện ngủ cho bé sẽ khó thành công.

Nguyên nhân khác khiến trẻ khó ngủ

Trường hợp mẹ đã áp dụng những cách giúp trẻ ngủ ngon nhưng không hiệu quả. Lúc này rất có thể có liên quan đến bệnh lý ở trẻ bao gồm:

– Rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, nôn trớ, khó chịu,…. Nếu bé khóc dữ dội đi kèm những dấu hiệu như hai chân xoắn lại với nhau, khóc lớn không dứt thì rất có thể con đang “khó ngủ” vì rối loạn tiêu hóa mẹ nhé.

– Bé gặp các vấn đề về hô hấp: khiến con thấy khó thở, nghẹt mũi, ho… Cơ thể khó chịu thì bé cũng chẳng thể nào ngủ yên được. Người lớn chúng ta cũng thế thôi.

– Khó ngủ do thiếu vi chất như sắt, kẽm đặc biệt là D3K2 và canxi. Tình trạng này khá phổ biến đặc biệt ở các bé có chế độ ăn nghèo nàn, ăn lệch. Mỗi độ tuổi thì sẽ cần bổ sung liều lượng khác nhau. Đối với D3k2 các mẹ cần bổ sung hàng ngày cho con từ sơ sinh đến khi con được 5 tuổi (hoặc ít nhất đến 2 tuổi). Các vi chất khác như sắt, kẽm, canxi… mẹ có thể bổ sung theo đợt khi trẻ đủ 6 tháng.

Nhìn chung, ngủ xuyên đêm mang lại lợi ích to lớn với sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ. Do đó, từ mốc 4 tháng tuổi, mẹ nên luyện cho con càng sớm càng tốt nhé!

Xem thêm: Dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi