Trẻ thường xuyên viêm mũi họng, nhưng nếu không có kiến thức thì cha mẹ sẽ phạm trong ít sai lầm. Dùng thuốc sai cũng là con dao gián tiếp giết chết miễn dịch tự nhiên của trẻ. Dưới đây, Dược sĩ Trương Minh Đạt – giám đốc Trung tâm sức khoẻ nhi khoa chỉ ra 5 sai lầm thường gặp phải trong điều trị viêm mũi họng:
Danh Mục
Sai lầm 1: Do kê thuốc một cách bừa bãi
Nhiều đơn thuốc phối hợp thuốc theo cách 1 + 1 = 2 mà không tính đến các tương tác bất lợi khác. Nhiều khi quá chú trọng giảm triệu chứng bệnh mà không tập trung điều trị nguyên nhân, và tính đến các tương tác bất lợi do phối hợp thuốc. Sai lầm này thuộc về cán bộ y tế. Gần như các phòng khám tư nhân hoặc cơ sở y tế tuyến dưới đều khám lâm sàng để chẩn đoán và nó dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm. Tuy nhiên không phải bác sĩ nào cũng dày dặn kinh nghiệm để chẩn đoán chính xác.
Thực tế trong các đơn thuốc có đến 7- 10 loại, trong đó những viên thuốc xanh – đỏ – vàng không có bao bì. Nhiều thuốc được kê tràn lan cho trẻ từ 3 tháng tuổi, thậm trí trên 1 tháng cũng kê. Đơn thuốc phối hợp 2 thậm chí 3 loại kháng sinh đường uống. Tệ hơn là 2 trong 3 loại đó cùng hoạt chất. Kê kháng histamin, choay, corticoid…và thêm kháng sinh với mục đích bao vây, tránh bội nhiễm hoặc phòng trước. Và đa số các đơn thuốc trị viêm mũi họng cho trẻ đều có kháng sinh mặc dù có tới 85% viêm mũi họng là do virus (theo thống kê của Nhi Khoa Hoa Kỳ và Việt Nam).
Sai lầm 2: Thay đổi thuốc uống liên tục
Một trong những sai lầm trong điều trị viêm mũi họng cho trẻ là việc thay đổi thuốc uống liên tục. Thuốc bác sĩ này uống 2 ngày không thấy đỡ, lại đi khám bác sĩ khác. Lại kháng sinh khác, thuốc khác. Cứ như vậy qua vài bác sỹ, mỗi bác sỹ lại kháng sinh. Đây là một việc hết sức nguy hiểm. Mẹ nên biết, thuốc điều trị cho trẻ chỉ có 4-5 loại tương ứng với 4 -5 hoạt chất. Còn cái khác nhau chỉ là tên của loại thuốc đó. Ví dụ cùng hoạt chất là amoxicilin có Klavunamox, Clamoxyl… nhưng bản chất đều là amox mà thôi. Chưa kể nhiều kháng sinh là của Ấn Độ, BangLadesh, Pakistan,.. độ ổn định của hoạt chất theo thời gian thấp.
(Xem thêm: Vì sao trẻ viêm tai giữa tái đi tái lại)
Sai lầm 3: Tự ý mua thuốc cho trẻ
Con ốm, là cha mẹ ai cũng xót con, nên thường tự ý ra hiệu thuốc mua và cho dùng. Thực tế các thuốc các mẹ tự mua thì đại đa số không hợp lý. Đây là việc cực kỳ nguy hiểm dẫn đến tình trạng viêm mũi họng tái đi tái lại của trẻ.
Cũng vì thực trạng mua thuốc mà không hiểu, nên khi bác sĩ hỏi lại tình trạng dùng thuốc của trẻ, thì cha mẹ cũng không rõ đã uống những gì.
Sai lầm 4: Thời gian sử thuốc không đúng theo chỉ định của bác sĩ
Khi được kê 7-10 thuốc trong đơn, trong đó thuốc điều trị triệu chứng để hỗ trợ chiếm hơn nửa. Tệ là sau 2-3 ngày dùng thuốc thấy con hết sổ mũi, hắt hơi là mẹ dừng luôn. Đây là một sai lầm trong điều trị viêm mũi họng cho trẻ rất KINH ĐIỂN của mẹ bỉm. Cũng một phần vì việc cho con uống thuốc quá là căng thẳng và áp lực nhưng tác hại khôn lường. Điều đó dẫn đến việc bé chưa khỏi hẳn và vi khuẩn đã và đang thích nghi với kháng sinh, nên sẽ dễ bị lại và lần sau bị sẽ khó điều trị hơn lần trước.
Sai lầm 5: Không quan tâm đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Chúng ta quá quan tâm đến thuốc, mua thuốc gì, đi khám ở đâu mà không quan tâm nhiều hơn đến dinh dưỡng của bé. Mẹ hãy bổ sung dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ để nâng cao thể trạng cho bé, giúp bé đề kháng tốt hơn.
Xem thêm: Ăn gì để tăng cường sức đề kháng cho trẻ – Lời khuyên của dược sĩ Trương Minh Đạt
Giải pháp là gì?
Để không mắc phải sai lầm trong điều trị viêm mũi họng, các mẹ hãy tìm hiểu, đọc các nguồn thông tin chính thống hoặc tham khảo ý kiến cán bộ y tế đáng tin cậy để đưa ra hướng xử lý ban đầu tốt nhất.
Ngoài ra, đại đa số trẻ em sốt do virus, nên có thể tự khỏi nhờ vào miễn dịch tự nhiên. Vì thế, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng là nhiệm vụ quan trọng nhất. Mẹ có thể tham khảo về Cách tăng sức đề kháng cho trẻ với 7 bước đơn giản.
Xem thêm:
6 “bí quyết” trị dứt điểm ho và sổ mũi cho trẻ mà không cần đến thuốc
Bình luận đã đóng.