Sau khi sinh, nhiều mẹ phải đối mặt với những cơn đau lưng kéo dài và ngày càng nghiêm trọng. Đây không chỉ là dấu hiệu của căng cơ mà còn là sự cảnh báo về sức khỏe xương khớp.
Danh Mục
Bí mật những cơn đau lưng, nhức mỏi xương khớp sau sinh
Nguy cơ gãy xương cao hơn 20%
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Osteoporosis International, những phụ nữ từng sinh con có nguy cơ gãy xương cao hơn 20% trong vòng 10 năm so với những người chưa từng sinh. Sự suy giảm mật độ xương do mang thai và nuôi con là một yếu tố lớn ảnh hưởng đến nguy cơ này.
Mất khối lượng xương khi cho con bú
Trong quá trình cho con bú, mỗi tháng mẹ có thể mất từ 3% đến 5% khối lượng xương. Điều này khiến xương giòn hơn và dễ gãy. Đây là sự hy sinh mà cơ thể mẹ phải chịu để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho em bé qua sữa mẹ.
Phục hồi mật độ xương
Mật độ xương có thể phục hồi từ 6 tháng đến 2 năm sau sinh, tuy nhiên điều kiện tiên quyết là mẹ phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D3. Thói quen sinh hoạt khoa học và nghỉ ngơi hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc này.
Sinh nhiều con làm tăng nguy cơ loãng xương
Mỗi lần sinh con là mỗi lần xương mẹ phải “hy sinh” để nuôi dưỡng thai nhi và sản xuất sữa mẹ. Việc sinh nhiều con khiến xương trở nên mỏng manh và tăng nguy cơ loãng xương.
Nhu cầu canxi tăng cao trong giai đoạn mang thai và cho con bú
Khi mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ, nhu cầu canxi tăng lên để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và sản xuất sữa. Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi, xương sẽ phải “rút ruột” để cung cấp canxi cần thiết, dẫn đến giảm mật độ xương.
Chăm sóc xương sau sinh là điều không thể bỏ qua. Điều quan trọng là mẹ cần phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe xương, giúp bảo vệ cơ thể trong những năm tháng sau này.
Sau khi sinh, sản phụ rất mẫn cảm với những thành phần của thuốc, và cũng được bác sĩ yêu cầu không dùng thuốc tự ý mà không theo chỉ định bác sĩ. Chính vì thế mà việc dùng thuốc lúc này là không nên và cần hạn chế tối đa.
Làm sao để giảm đau nhức xương sau sinh?
Các mẹ nên cân nhắc tuỳ thuộc vào tình trạng thể lực sức khoẻ của bản thân mới nên áp dụng. Nếu có thắc mắc hay bất thường gì xảy ra nên tham khảo tư vấn bác sĩ để có đảm bảo an toàn sức khỏe bản thân cũng như việc chăm trẻ sơ sinh
Nghỉ ngơi đầy đủ
Trước tiên, các mẹ nên đảm bảo đầy đủ thời gian ngủ nghỉ cho bản thân để không gây ảnh hưởng đến vết mổ sau sinh. Tuy nhiên, nếu bạn nghỉ ngơi sai tư thế thì tình trạng đau lưng vẫn sẽ diễn ra, thậm chí kéo dài và có diễn biến nặng hơn nữa.
Tốt nhất, bạn nên lựa chọn cho mình tư thế nghỉ ngơi thoải mái nhất và tránh làm những công việc nặng.
Cho con bú đúng tư thế
Tư thế cho con bú sai sẽ gây ảnh hưởng đến phần xương sống vùng cổ và lưng gây nhức mỏi vai gáy, đau lưng. Nhiều mẹ thường có tâm lý để con bú thoải mái, vô tình các tư thế khi cho con bú sai khiến bạn bị đau nhức vùng lưng.
Chú ý khi cho con bú, bạn nên chọn một tư thế thoải mái, tránh gập người, cúi người quá lâu. Thường xuyên thay đổi tư thế cho con bú, kết hợp vận động cơ thể như: xoay, lắc cổ, vặn nhẹ phần thắt lưng… giúp bạn giảm đau nhức, mệt mỏi.
Những tư thế cho con bú thoải mái, mẹ nên áp dụng:
- Tư thế ngồi ngả lưng về phía sau nghiêng góc 45 độ, có thể dựa lên gối. Lúc này, bé nằm trên bụng và tì vào ngực mẹ để ti.
- Tư thế nằm nghiêng và đặt bé song song với mình, tay mẹ đỡ đầu, hướng dẫn bé quay mặt vào bầu vú.
- Tư thế ngồi tựa vào ghế, lưng thẳng, một chân để gác lên một chiếc ghế khác với chiều cao vừa đủ, để một chiếc gối mỏng phía sau lưng. Bé sẽ bú thoải mái mà mẹ sẽ không bị quá nhiều áp lực lên lưng cột sống.
Giữ tâm lý thoải mái
Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi sau khi sinh là chuyện bình thường mà rất nhiều chị em mắc phải. Tuy nhiên, điều này không hề tốt cho sức khỏe cũng như tinh thần của bạn. Các mẹ nên giữ tâm lý ổn định, thoải mái để chăm sóc sức khỏe cho con và bản thân một cách tốt nhất.
Cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày
Phụ nữ sau sinh nên có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để kịp thời bù đắp lại các khoáng chất mất đi trong quá trình sinh, đặc biệt là canxi.
Bổ sung thực phẩm giàu kẽm như: nấm, thịt bò, ngũ cốc dinh dưỡng… giúp quá trình hấp thụ canxi diễn ra tốt hơn.Tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất sắt như: lòng đỏ trứng gà, tim cật heo, thịt bồ câu, các loại đậu…Ăn nhiều loại trái cây để bổ sung vitamin C, khoáng chất như: nho, cam, táo, chuối, lê, bơ…Nên ăn thịt nạc (lợn, gà, bò), tránh ăn thịt mỡ.
Nên uống 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm sữa, nước trái cây, nước đun sôi để nguội.
Sự cần thiết của bổ sung canxi và vitamin D
Sau sinh, nếu không bổ sung đủ 1.300 mg canxi và 800 IU vitamin D mỗi ngày, việc phục hồi xương sẽ gặp nhiều khó khăn. Đây là những dưỡng chất cần thiết giúp xương tái tạo và giảm thiểu nguy cơ loãng xương trong tương lai.
Để cải thiện tình trạng đau lưng, nhức mỏi xương khớp sau sinh, các mẹ có thể áp dụng những phương pháp trên nhé!
Xem thêm: Sau sinh mẹ nên kiêng kỵ 5 nhóm thực phẩm này vì có thể làm mất sữa