5 BƯỚC GIÚP BÉ XỬ LÝ KHI BỊ BẠN ĐÁNH

Chăm sóc con cái là một cuộc hành trình dài đầy thách thức và không bao giờ dễ dàng. Khi con trưởng thành, bố mẹ thường phải đối mặt với nhiều lo lắng và áp lực. Một trong những lo ngại thường gặp của bố mẹ là làm thế nào để đối phó khi con bị bạn bắt nạt hoặc xảy ra xung đột với bạn bè. Dưới đây là những hướng xử lý rất hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo và hướng dẫn con:

1. Dạy con nói trực tiếp với bạn

Bố mẹ nên khuyến khích con trò chuyện trực tiếp với bạn bè, ví dụ: “Mình không thích bạn làm như vậy với mình.” Khi ba mẹ hướng dẫn và khuyến khích con thể hiện ý kiến mạnh mẽ như vậy, con sẽ tự thấy mình đang trưởng thành hơn và có khả năng bảo vệ bản thân.
Tuy nhiên, để rèn cho con tự nói ra ý kiến của mình thì ba mẹ cũng cần giáo dục con mỗi ngày. Ba mẹ nên làm gương trong mọi tình huống khi nói với con điều mình khó chịu về việc con như: “Mẹ không thích con nói như vậy! Mẹ muốn con dừng lại” cũng là một cách để con học hỏi theo. Việc ba mẹ ứng xử với con khi ở nhà cũng là thái độ để con ứng xử với mọi người xung quanh.

2. Hét to: Tránh xa tớ ra

Với các bé nhỏ tuổi, khi này con chưa đủ khả năng tự phòng vệ, mẹ có thể dạy cho bé khi bị bạn bắt nạt rằng: Con hãy chống tay và hét “TRÁNH XA TỚ RA”. Khi bé hét lên sẽ khiến đối phương bị hoảng và sợ ánh nhìn của mọi người xung quanh đang chú ý đến mình, sợ thầy cô đến và dừng việc đán.hh bạn lại. Đối với bạn lớn tuổi hơn, con nắm chặt tay đối phương và nói “Tránh xa tớ ra” để người bạn đó không được làm đau cơ thể của con.

3. Gặp thầy cô, bố mẹ để chia sẻ

Những đứa trẻ bị bắt nạt hoặc trêu chọc thường rất nhạy cảm. Và tâm lý chung khi ai đó dễ bị xúc động hoặc yếu đuối sẽ càng trở thành mục tiêu tấn công của đám đông. Ngay lúc này, trẻ rất cần sự đồng cảm và chia sẻ. Đặc biệt, ba mẹ nên chia sẻ với con: thế nào là bạo lực về thể chất và thế nào là bạo lực về tinh thần. Khi cảm thấy mình là nạn nhân, con cần chia sẻ với ba mẹ, người thân và thầy cô – những người gần gũi nhất với con để giúp con được an toàn, bình an.

c

4. Không xuất hiện một mình nơi vắng vẻ.

Con xuất hiện một mình nơi vắng vẻ rất dễ bị tấn công, trẻ bị bắt nạt. Vì vậy ba mẹ hãy dạy con hạn chế đến những nơi vắng và đi một mình. Ba mẹ nên dạy con tìm những nơi đông người để nếu có bất trắc xảy ra, con sẽ dễ dàng tìm kiếm sự trợ giúp.
Hệ lụy của việc tổn thương từ bạo hành rất nghiêm trọng, có thể dẫn tới việc con nói dối với ba mẹ, nói xấu bạn bè và tạo ra hiềm khích để trả thù. Tất cả những điều đó khiến mối quan hệ của con phức tạp hơn nhiều, thậm chí, đã có những trường hợp thương vong bắt nguồn từ bạo lực học đường.

Việc các con có thể chống lại được và hành xử khi bị bạo hành cũng như bị tác động vật lý hay bắt nạt – tất cả đều do kỹ năng mà ba mẹ, thầy cô, người lớn giáo dục con. Nhưng hơn ai hết, ba mẹ chính là người thầy đầu tiên và vĩ đại của con cho nên hãy lắng nghe, chia sẻ và quan tâm tới con nhiều hơn ba mẹ nhé.