Thóp của bé là một bộ phận rất quan trọng mà mẹ cần chú ý khi chăm sóc.
Nhiều bậc cha mẹ không biết nhiều về thóp. Hộp sọ của con người được tạo thành từ nhiều loại xương khác nhau. Hộp sọ của người lớn thường cứng, ôm khít vào nhau nhưng hộp sọ của trẻ em thường khá mềm. Một số khu vực trên đỉnh đầu có cảm giác mềm khi chạm vào. Khu vực này gọi là thóp. Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước chính là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau chính là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.
Thóp rất quan trọng đối với trẻ em, nên người xưa thường nói: “Không được sờ vào thóp của trẻ, sẽ ảnh hưởng đến trí thông minh”. Trên thực tế, điều này là không hợp lý, mặc dù thóp của trẻ em thực sự mỏng manh nhưng việc chạm vào bình thường là có thể và không ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ. Điều này cho thấy chúng ta đang có rất nhiều nhận thức sai lầm về thóp của trẻ em. Dưới đây là 4 điều bố mẹ cần biết về thóp của trẻ.
Thời gian đóng thóp bình thường
Trong trường hợp bình thường, thóp sau của bé sẽ đóng lại sau khi bé được sinh ra hoặc khi bé được 1 đến 4 tháng tuổi. Thời gian đóng thóp trước muộn hơn thóp sau. Thóp trước của trẻ sẽ đóng lại khi trẻ được 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi.
Nếu thóp của trẻ hoàn toàn khi trẻ được 2-3 tháng thì lúc này sẽ là quá sớm. Nhưng nếu đến 2 tuổi mà thóp vẫn đóng lại hoàn toàn thì là quá muộn. Bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra nhé.
Bằng mắt thường có thể nhìn thấy thóp rung
Nhiều bậc cha mẹ thấy thóp của con rung lên thì cảm thấy lo sợ. Thực ra, thóp của trẻ không đóng hoàn toàn, có nhiều mạch máu. Cảm giác thóp rung mà cha mẹ thấy thực chất là mạch đập của trẻ nhưng trẻ vẫn còn nhỏ, da mỏng nên mẹ dễ dàng nhìn thấy. Bởi vậy, khi nhìn thấy tình trạng này, bạn đừng quá lo lắng nhé.
Thóp có thể được làm sạch
Nhiều cha mẹ thường cố tình tránh thóp khi gội đầu cho trẻ vì lo ngại sẽ làm tổn thương vùng nhạy cảm này. Trên thực tế, thóp có thể được làm sạch nhưng cha mẹ cần phải nhẹ nhàng khi vệ sinh thóp cho con. Bạn có thể dùng loại dầu gội dịu nhẹ, để tránh gây kích ứng cho bé, không nên gội quá sạch phần này để tránh làm tổn thương mô da.
Không cần đội mũ để bảo vệ thóp
Thóp không mỏng manh như mọi người nghĩ. Thông thường, bạn chỉ cần lưu ý không để vật cứng chạm vào thóp của trẻ là được. Còn việc có đội mũ hay không, mẹ hãy lắng nghe ý muốn của bé. Nếu trẻ sinh vào mùa đông, bạn nên đội mũ cho bé để tránh lạnh. Nếu trẻ sinh vào mùa hè thì không cần đội mũ cho bé mà chỉ cần đội mũ cho bé khi ra ngoài để tránh ánh nắng trực tiếp thôi là đủ rồi.