Mới đây WHO và FAO đã đưa ra thông điệp kêu gọi mọi người sử dụng kháng sinh đúng cách, có trách nhiệm để tránh tình trạng kháng kháng sinh ở các thế hệ sau. Nhất là ở thời điểm hiện tại khi mà tốc độ nghiên cứu kháng sinh đang không theo kịp tốc độ tiến hóa của các loại vi khuẩn. Theo thông tin của Bộ y tế, vừa qua VN ghi nhận sự xuất hiện của vi khuẩn đa kháng (kháng từ 2 nhóm kháng sinh) và toàn kháng (kháng với tất cả các loại kháng sinh). Đó là lý do tại VN đã phải dùng kháng sinh thế hệ mới (thế hệ 3 và 4).
Danh Mục
Thuốc kháng sinh và kháng kháng sinh là gì?
Kháng sinh là loại thuốc tiêu diệt hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm các triệu chứng viêm do vi khuẩn gây ra.
Kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn phản ứng với thuốc. Dẫn tới các hệ quả:
– Làm cho các bệnh nhiễm trùng thông thường khó điều trị hơn (kể cả những bệnh viêm họng, viêm phổi do vi khuẩn)
– Kéo dài thời gian điều trị
– Tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong
Thực trạng việc sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ và tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Ở nước ta hiện nay, 90% trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh mà không có kê đơn, dẫn tới tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Đang lưu ý là các gia đình có trẻ nhỏ, khi trẻ có bất cứ hiện tượng gì đều nghĩ ngay đến thuốc kháng sinh và tự ý mua kháng sinh cho trẻ uống dù không có chỉ định của bác sĩ, bất kể triệu chứng là nặng hay nhẹ.
Hệ quả là Việt Nam đứng thứ 11 trên toàn cầu về tiêu thụ thuốc kháng sinh và tỷ lệ kháng kháng sinh chiếm 40%, đứng thứ 4 về tỷ lệ kháng thuốc ở các nước tại châu Á – Thái Bình Dương.
4 lưu ý khi cho con sử dụng thuốc kháng sinh phòng tránh kháng kháng sinh và hạn chế tác dụng phụ
Lưu ý 1: Thuốc kháng sinh chỉ sử dụng khi trẻ bị nhiễm khuẩn và theo chỉ định của bsĩ.
85% – 90% bệnh hô hấp của trẻ em dưới 3 tuổi là do virus. Trong khi đó, kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với các bệnh do vi khuẩn chứ không có tác dụng với những bệnh do virus gây nên (cảm, cúm, sốt xuất huyết,…). Việc xác định tình trạng của trẻ có phải do nhiễm khuẩn hay ko và có cần sử dụng kháng sinh hay ko cần được bác sĩ chỉ định, các mẹ không tự chẩn đoán và mua kháng sinh cho con uống.
Lưu ý 2: Cho con uống đúng liều lượng và đủ ngày theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc kháng sinh cho con giữa chừng
Kháng sinh phải đảm bảo dùng đủ số ngày theo quy định. Thông thường kháng sinh được chỉ định dùng từ 7 đến 10 ngày, một số loại mạnh có thể được chỉ định dùng 3-5 ngày. Nhiều mẹ thấy con khỏe lại sau khi dùng kháng sinh 2-3 ngày rồi tự ý cho con ngừng thuốc giữa chừng. Nhưng các mẹ không biết rằng dù các triệu chứng của trẻ đã được cải thiện nhưng vẫn còn một lượng vi khuẩn còn sót lại trong cơ thể và chúng sẽ sinh sôi nảy nở tiếp khiến các triệu chứng quay trở lại (hiện tượng bị tái lại).
Thậm chí lúc này các con vi khuẩn ấy còn có thể sinh ra đề kháng với chính loại kháng sinh mẹ đã dùng cho bé. Do đó, các mẹ cần cho trẻ uống đủ liều lượng kháng sinh theo chỉ định để ức chế vi khuẩn hoàn toàn.
Lưu ý 3: Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cũ cho lần ốmm sau của trẻ
“Lần trước bác sĩ kê cho con em kháng sinh mà lần này con em cũng có những biểu hiện bệnh y như lần trước. Thế là em mua kháng sinh cho con uống luôn”
Có cùng biểu hiện không có nghĩa là lần trước và lần này trẻ đều nhiễm khuẩn. Có thể lần này trẻ nhiễm virus và cũng có những biểu hiện giống lần ốmm trước.
Lưu ý 4: Giảm nhẹ tác dụng phụ của thuốc kháng sinh đúng cách
Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn. Nhưng khi đi vào cơ thể trẻ thì kháng sinh ko chỉ diệt những vi khuẩn có hại mà chúng cũng hủy hoại cả vi khuẩn có lợi. Việc này làm ảnh hưởng tới sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ, làm con bị rối loạn tiêu hóa (dẫn tới tiêu chảy, nôn trớ, táo bón,…)
Giải pháp giúp giảm nhẹ tác dụng phụ của kháng sinh là cung cấp lại lượng lợi khuẩn đã bị kháng sinh tiêu diệt bằng cách bổ sung men vi sinh. Các mẹ lưu ý cho con uống men vi sinh sau kháng sinh 2h để tránh việc kháng sinh diệt cả những lợi khuẩn từ men vi sinh mới nạp vào cơ thể.